Mục lục bài viết
1. Công ty là gì? Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc là những ai?
Theo đó, để quản lý doanh nghiệp, pháp luật cũng có những quy định về người quản lý doanh nghiệp bao gồm những ai. Cụ thể, theo khoản 24 Điều 4
Như vậy, có thể hiểu, Tổng Giám đốc hay Giám đốc là những chức danh quản lý và là người điều hành công ty. Theo đó, Tổng Giám đốc hay Giám đốc ngoài các quyền và nghĩa vụ theo luật định, còn có các quyền và nghĩa vụ theo quy chế nội bộ cụ thể hay Điều lệ của từng công ty. Luật Doanh nghiệp 2020 đưa ra khung pháp lý đối với các chức danh này là nhằm bảo đảm hoạt động kinh doanh diễn ra một cách minh bạch, công bằng và tuân thủ pháp luật, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
2. Phân biệt giữa Giám đốc và Tổng Giám đốc của công ty
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Giám đốc và Tổng Giám đốc thực tế chỉ là một chức danh. Họ giữ vai trò là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý mình trong trong công ty và không có quy định yêu cầu khi nào doanh nghiệp có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Việc gọi và phân biệt là Giám đốc hay Tổng Giám đốc hiện này chỉ dựa trên sự khác nhau về quy mô công ty và cách lựa chọn khác nhau của mỗi doanh nghiệp. Và trên thực tế, nếu một công ty có cả hai chức danh này thì hai chức danh này sẽ được phân biệt dựa trên những sự khác biệt sau:
Mục so sánh | Tổng Giám đốc | Giám đốc |
Vị trí và phạm vi quản lý | Là người đứng đầu trong bộ máy quản lý của công ty. Họ có trách nhiệm quản lý tổng thể hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển của công ty. => Người điều hành công ty một cách tổng quát được gọi là Tổng Giám đốc, hay nói một cách khác Tổng Giám đốc là Giám đốc của Giám đốc. | Là người đứng đầu một phòng, ban, hoặc một đơn vị kinh doanh cụ thể trong công ty và chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động hằng ngày và thực hiện các mục tiêu chiến lược trong phạm vi được giao. => Trong một công ty có nhiều Giám đốc thì thường các Giám đốc này được giao quản lý các mảng khác nhau. |
Trách nhiệm | – Lập kế hoạch và xác định chiến lược kinh doanh dài hạn cho toàn bộ công ty. – Làm việc trực tiếp với Hội đồng quản trị và chủ sở hữu công ty để đảm bảo mục tiêu kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả. | Thực hiện các kế hoạch và chính sách do Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị đề ra, đồng thời báo cáo tiến độ và kết quả hoạt động của đơn vị mình quản lý |
Quyền hạn | – Có quyền quyết định cao nhất trong việc triển khai các chính sách, – Là người duy nhất có thẩm quyền ký kết các hợp đồng lớn và quyết định các vấn đề tài chính quan trọng của công ty. | – Bị giới hạn trong phạm vi quản lý của mình và thường cần sự phê duyệt của Tổng Giám đốc hoặc ban lãnh đạo cấp cao hơn trước khi đưa ra các quyết định quan trọng. |
Mức độ tương tác với bên ngoài | – Là gương mặt đại diện cho công ty trước cộng đồng, khách hàng, đối tác và các bên liên quan khác. – Tham gia vào các hoạt động đối ngoại, xây dựng mối quan hệ đối tác và mở rộng thị trường. | Ít khi tham gia trực tiếp vào các hoạt động này và tập trung hơn |
3. Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc và Tổng giám đốc trong công ty
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam, vị trí Giám đốc và Tổng Giám đốc trong công ty đều đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp cũng đặt ra những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của họ trong từng loại hình doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động của công ty diễn ra minh bạch, hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, nhìn chung, Giám đốc và Tổng giám đốc trong công ty có các quyền sau đây:
-
Quyền quản lý và điều hành: Họ có quyền quản lý và điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty, bao gồm việc tổ chức thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị (trong công ty cổ phần) hoặc của chủ sở hữu, của Hội đồng Thành viên (trong công ty trách nhiệm hữu hạn).
-
Quyền giao kết hợp đồng: Họ được quyền ký kết các hợp đồng và thực hiện các giao dịch thay mặt cho công ty, trừ khi các quyết định này cần sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng Thành viên.
-
Quyền đề xuất kế hoạch và chiến lược: Họ có quyền đề xuất các
kế hoạch kinh doanh , chiến lược phát triển dài hạn và ngân sách hàng năm của công ty lên Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên để phê duyệt.
Về nghĩa vụ, Giám đốc và Tổng giám đốc phải có trách nhiệm với một số trách nhiệm cụ thể sau:
-
Nghĩa vụ báo cáo: Họ phải báo cáo tình hình kinh doanh, tiến độ thực hiện các kế hoạch và chiến lược, cũng như các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty cho Hội đồng quản trị hoặc chủ sở hữu.
-
Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật: Họ phải đảm bảo rằng tất cả các hoạt động kinh doanh và quản lý của công ty tuân thủ đúng pháp luật và các quy định liên quan.
-
Nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của công ty: Họ phải hành động vì lợi ích tốt nhất của công ty, tránh xung đột lợi ích và bảo vệ tài sản của công ty.
-
Nghĩa vụ giữ bí mật: Họ có nghĩa vụ giữ bí mật các thông tin nội bộ, chiến lược kinh doanh, và dữ liệu của công ty mà họ tiếp xúc trong quá trình công tác.
Sự phân biệt giữa Giám đốc và Tổng Giám đốc chủ yếu nằm ở phạm vi quản lý và cấp bậc quyết định. Trong một số công ty, Giám đốc có thể chịu trách nhiệm trực tiếp với một phần hoạt động kinh doanh cụ thể, trong khi Tổng Giám đốc điều hành và có quyền lực quyết định trên phạm vi rộng lớn hơn, bao gồm toàn bộ công ty. Tuy nhiên, cả hai đều có trách nhiệm quản lý và điều hành công ty theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
THAM KHẢO THÊM: