Động cơ phạm tội là những động lực nội tại thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, còn mục đích phạm tội là mong muốn mà người phạm tội muốn hướng đến. Có thể phân biệt giữa động cơ phạm tội và mục đích phạm tội thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt giữa động cơ phạm tội và mục đích phạm tội:
Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội đều là hai dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có thể phân biệt động cơ phạm tội và mục đích phạm tội như sau:
Tiêu chí | Động cơ phạm tội | Mục đích phạm tội |
Bản chất | Về bản chất, động cơ phạm tội được xem là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật trên thực tế. Động cơ phạm tội chỉ có thể được đặt ra đối với các tội thực hiện với lỗi cố ý, tức là người phạm tội biết rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của pháp luật, thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc có thái độ để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Còn đối với các tội xuất phát từ lỗi vô ý thì chỉ có động cơ của xử sự. Trên thực tế, đa số trong các trường hợp phạm tội, động cơ phạm tội đều được coi là tình tiết định không tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Vì vậy cho nên, quá trình xác định động cơ phạm tội có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình định khung hình phạt hoặc đưa ra quyết định hình phạt đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án. Ví dụ có thể kể đến một số tình tiết như: Động cơ đê hèn … | Mục đích phạm tội về bản chất là mong muốn mà người phạm tội được đặt ra, thực hiện hành vi phạm tội với mong muốn đạt được những gì mà mình đã đặt ra đó. Giữa mục đích của tội phạm và hậu quả của tội phạm luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hậu quả của tội phạm được xem là sự thể hiện và phản ánh trực tiếp mục đích của tội phạm. Còn mục đích của tội phạm là vấn đề được đặt ra để hướng tới hậu quả của tội phạm. Chính vì vậy cho nên, trong mỗi cấu thành tội phạm chỉ có sự hiện diện của một trong hai vấn đề này, một là mục đích của tội phạm, hai là hậu quả của tội phạm. Tuy nhiên trên thực tế, rất khó để có thể xác định được dấu hiệu mục đích của tội phạm vì nó nằm trong ý chí chủ quan của con người. Ngược lại, hậu quả của tội phạm thì là vấn đề xác định dễ dàng hơn mục đích của tội phạm thì nó được thể hiện ra ngoài thế giới khách quan và xuất hiện sau khi hành vi phạm tội đã được thực hiện. |
Ví dụ | Phạm tội “vì động cơ đê hèn” của tội giết người căn cứ theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 123 của Bộ luật hình sự năm 2015. | Dấu hiệu dùng vũ lực để giao cấu với người khác trong cấu thành của tội hiếp dâm căn cứ theo quy định tại Điều 141 của Bộ luật hình sự năm 2015 đã thể hiện rõ mục đích phạm tội của người phạm tội hiếp dâm. |
2. Vì sao cần phải xem xét mục đích phạm tội và động cơ phạm tội:
Thứ nhất, đối với mục đích phạm tội, cần phải xem xét đến mục đích phạm tội vì mục đích phạm tội không được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Trên thực tế thì có thể nói Tây ở hầu hết các cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả thiệt hại được mô tả đều thể hiện được mục đích phạm tội. Ví dụ như dấu hiệu hậu quả chết người được ghi nhận trong cấu thành tội phạm của tổ chết người căn cứ theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật hình sự năm 2015 đã thể hiện rõ và đầy đủ mục đích phạm tội của người phạm tội giết người. Đồng thời, ở hầu hết các cấu thành tội phạm hình thức, quá trình mô tả hành vi phạm tội cũng đã thể hiện rõ mục đích phạm tội của người phạm tội. Ví dụ như dấu hiệu hành vi dùng vũ lực giao cấu với người khác trong cấu thành của tội hiếp dâm căn cứ theo quy định tại Điều 141 của Bộ luật hình sự năm 2015 đã thể hiện rõ mục đích phạm tội của người phạm tội hiếp dâm. Tuy nhiên còn có thể nói, trong một số trường hợp, dấu hiệu hành vi chưa phản ánh được mục đích phạm tội chính của người phạm tội. Ví dụ như ở hành vi khủng bố, tội khủng bố tuy có hành vi xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe con người, xâm phạm đến quyền sở hữu của các cơ quan và tổ chức trong xã hội, tuy nhiên đó vẫn chưa phải là mục đích cuối cùng của người phạm tội cùng bố, người phạm tội muốn thông qua việc xâm phạm đến tính mạng và xâm phạm quyền sở hữu đó để gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng. Đây mới được coi là mục đích chính.
Thứ hai, đối với trường hợp xác định động cơ phạm tội. Vì trong một số trường hợp, động cơ phạm tội có tính đặc trưng cho một tội phạm nhất định và động cơ phạm tội được xem là dấu hiệu phân biệt giữa tụi này với các tội khác, phân biệt giữa trường hợp không phải là tội phạm với trường hợp là tội phạm vì nó được mô tả cụ thể trong cấu thành cơ bản của tội phạm. Ví dụ như là động cơ phòng vệ là đâu có bắt giữ người phạm tội có tội giết người do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết căn cứ theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật hình sự năm 2015, động cơ vụ lợi xuất hiện ở tội sử dụng trái phép tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 177 của Bộ luật hình sự năm 2015. Động cơ phạm tội trên thực tế còn có thể được phản ánh trong các cấu thành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ, ví dụ như động cơ đê hèn được xem là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được phản ánh trong cấu thành tội phạm tăng nặng của tội giết người căn cứ theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo đó thì có thể nói, quá trình xem xét mục đích phạm tội và động cơ phạm tội đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cần phải phân biệt cụ thể giữa mục đích phạm tội và động cơ phạm tội để không bị nhầm lẫn giữa hai chế định này.
3. Mục đích phạm tội bao gồm những vấn đề gì?
Mục đích phạm tội sẽ bao gồm những vấn đề cơ bản sau:
– Mục đích phạm tội được xem là mô hình hình thành trong ý thức của người phạm tội, người phạm tội đặt ra những mục đích nhất định và mong muốn đạt được điều đó trên thực tế, bằng bất cứ cách thức nào;
– Mục đích phạm tội chỉ có đối với những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội trong trường hợp cố ý, nhận thức rõ được hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đó là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, thấy trước hậu quả đó có thể xảy ra tuy nhiên vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra để đạt được mục đích mà mình đã đặt ra;
– Bộ luật hình sự năm 2015 quy định mục đích phạm tội được xem là dấu hiệu định tội trong một số tội phạm nhất định, trong đó có các tội xâm phạm an ninh quốc gia với mục đích chống lại chính quyền nhân dân, còn lại phần lớn trong các cấu thành tội phạm khác thì mục đích phạm tội không được coi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm;
– Dựa vào ý nghĩa xã hội có thể phân loại mục đích phạm tội thành nhiều loại. Có thể kể đến như: Mục đích chống chính quyền, mục đích cá nhân trong đó bao gồm mục đích vụ lợi cá nhân, và những mục đích khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).