Sáng chế là khái niệm để chỉ các giải pháp kỹ thuật được thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề nào đó. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, thời hạn và phạm vi bảo hộ sáng chế được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phạm vi bảo hộ sáng chế như thế nào?
Phạm vi bảo hộ sáng chế, hay còn được gọi tắt là yêu cầu bảo hộ đối với sáng chế là một trong những vấn đề quan trọng. Phạm vi bảo hộ sáng chế thông thường sẽ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp mà pháp luật quy định đối với sáng chế, các chủ thể sở hữu sáng chế cần phải tuân thủ. Theo đó, phạm vi bảo hộ sáng chế cần phải được trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó phải làm rõ tất cả các yêu cầu đối với một sáng chế có thể thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định là: Bằng độc quyền sáng chế sẽ có phạm vi bảo hộ và có hiệu lực trên toàn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.
Đây được xác định là quy định hoàn toàn phù hợp với thực tế Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhìn chung thì phạm vi bảo hộ của sáng chế khá hẹp, chỉ nằm trong lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời thì thời gian bảo hộ đối với văn bằng tặng chế cũng sẽ kéo dài hơn so với các đối tượng sở hữu công nghiệp còn lại, tuy nhiên lại không được thực hiện thủ tục gia hạn.
2. Thời hạn bảo hộ sáng chế như thế nào?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về hiệu lực của văn bằng bảo hộ, trong đó có văn bằng bảo hộ sáng chế. Vấn đề quy định về hiệu lực của các văn bằng bảo hộ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 93 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Cụ thể như sau:
– Văn bằng bảo hộ sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Bằng độc quyền sáng chế theo quy định của pháp luật sẽ có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và kéo dài cho đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn;
– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích theo quy định của pháp luật sẽ có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và kéo dài đến hết 15 năm được tính kể từ ngày nộp đơn;
– Bằng độc quyền đối với kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật sẽ có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và kéo dài đến hết 05 năm được tính kể từ ngày nộp đơn, đối với bằng độc quyền sáng chế kiểu dáng công nghiệp thì các chủ thể có thể gia hạn hai lần liên tiếp, tuy nhiên mỗi lần ra hạn sẽ không được vượt quá 05 năm;
– Đối với giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mặt tích hợp bán dẫn sẽ có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chấm dứt hiệu lực vào ngày sớm nhất trong những ngày cơ bản như sau:
+ Kết thúc 10 năm được tính kể từ ngày nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền;
+ Kết thúc 10 năm được tính kể từ ngày thiết kế bố trí mặt tích hợp bán dẫn được người có quyền đăng ký hoặc những người được xác định là người được người có quyền đăng ký cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
+ Kết thúc 15 năm được tính kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí mặt tích hợp bán dẫn đó.
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sẽ có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày cấp kéo dài cho đến hết 10 năm được tính kể từ ngày nộp đơn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoàn toàn có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, tuy nhiên mỗi lần ra hạn sẽ không được vượt quá 15;
– Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật sẽ có hiệu lực vô thời hạn được tính kể từ ngày cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó thì có thể nói, khác hoàn toàn với các đối tượng sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mặt tích hợp bán dẫn, thì thời gian bảo hộ của văn bằng sáng chế sẽ kéo dài hơn rất nhiều, đó là sẽ được bảo hộ tối đa 20 năm, tuy nhiên sẽ không được thực hiện thủ tục gia hạn.
3. Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế như thế nào?
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế hiện nay được thực hiện như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Bản mô tả sáng chế và yêu cầu bảo hộ sáng chế;
– Tóm tắt về sáng chế;
– Giấy tờ và tài liệu xác nhận quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
–
– Các loại giấy tờ chứng minh đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính, nộp đầy đủ phí và lệ phí.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phải nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Cục Sở hữu trí tuệ. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu điện.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn yêu cầu, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Trong trường hợp đơn hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Trong trường hợp đơn không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo dự định từ chối nhận đơn, trong thông báo đó cần phải nêu rõ lý do và thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối, ấn định khoảng thời gian hai tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa đổi những thiếu sót đó. Nếu hết khoảng thời gian đó mà người nộp đơn vẫn không sửa chữa thiếu sót, hoặc có sửa chữa thiếu sót tuy nhiên vẫn không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối, có ý kiến phản đối tuy nhiên ý kiến không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối nhận đơn.
Bước 4: Công bố đơn. Sau khi có quyết định chấp nhận đơn, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Sau đó tiếp tục tiến hành hoạt động thẩm định nội dung đơn. Thẩm định nội dung đơn sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật, tiến hành các hoạt động đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo điều kiện bảo hộ, trong đó bao gồm: tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp. Qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng với quy định của pháp luật.
Bước 5: Ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bảo hộ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bảo hộ, người nộp đơn cũng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về lệ phí và đúng hạn, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, sau đó ghi vào sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.