Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là gì? Phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự? Thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn?
Thủ tục rút gọn là một thủ tục được quy định rất cụ thể tại Chương XXXI,
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Tố tụng hình sự là gì?
Tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự).
Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát,
2. Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là gì?
Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, được quy định tại Chương XXXI,
Việc á dụng thủ tục rút gọn một mặt vẫn đảm bảo quá trình giải quyết vụ án được chính xác, khách quan, toàn diện, bảo đảm xử lý đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; mặt khác thời gian giải quyết vụ án tối đa 30 ngày giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đáp ứng yêu cầu xử lý kịp thời, nhanh chóng vụ án hình sự.
3. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự:
Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn là giới hạn luật định cho phép thủ tục rút gọn được áp dụng trong những giai đoạn nhất định của tố tụng hình sự.
Thủ tục rút gọn đối với việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định của Chương XXXI và những quy định khác của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 không trái với quy định của Chương XXXI và được quy định cụ thể tại Điều 455, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
4. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 456, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
“1. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm khi có đủ các điều kiện:
a) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú;
b) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
d) Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng.
2. Thủ tục rút gọn được áp dụng trong xét xử phúc thẩm khi có một trong các điều kiện:
a) Vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo;
b) Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và chỉ có kháng cáo, kháng nghị giảm nhẹ hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo.”
Điều kiện thứ nhất, người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang hoặc người đó tự thú:
Phát hiện người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến các
Theo quy định trên thì phạm tội quả tang là trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt khi đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Như vậy, phạm tội quả tang gồm các trường hợp: trường hợp người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bị bắt giữ; trường hợp ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bị bắt giữ và trường hợp đang bị đuổi bắt vì bị phát hiện đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm.
Do vậy Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về điều kiện này có ý nghĩa khoanh vùng, hạn chế các vụ án được áp dụng thủ tục rút gọn một cách cơ họ. Mặt khác, mục đích của thủ tục rút gọn là làm làm giảm áp lực, làm giảm sự quá tải về số lượng án phải giải quyết theo thủ tục thông thường.
Điều kiện thứ hai: sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng:
Điều kiện “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng” mang tính định tính. Pháp luật tố tụng hình sự hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là “sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng”.
Sự việc phạm tội đơn giản là những sự việc mà vấn đề cần chứng minh trong vụ án không phức tạp và dễ xác định. Ta có thể hiểu điều kiện này như sau:
+ Hành vi phạm tội thường do một người thực hiện hoặc có thể có nhiều người thực hiện nhưng là trường hợp đồng phạm giản đơn, việc xác định vai trò, vị trí của từng đối tượng dễ dàng mà không phải trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc đồng phạm phức tạp, khó xác định vai trò, vị trí của từng đối tượng. Tội phạm được thực hiện tại một địa điểm nhất định, không liên quan đến nhiều địa bàn khác.
+ Người thực hiện hành vi phạm tội thường là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, không thuộc trường hợp có nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ. Hành vi mà họ thực hiện thường do lỗi cố ý, yếu tố lỗi được thể hiện rõ ràng và dễ xác định.
+ Mục đích phạm tội thường là lợi ích vật chất, động cơ vụ lợi mang tính nhất thời, dễ xác định.
+ Sự việc phạm tội không liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, không liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán hay những vấn đề chính trị, an ninh, kinh tế… phức tạp khác.
Điều kiện thứ ba: tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng:
Bộ luật Hình sự phân hóa tội phạm thành bốn loại tội khác nhau, bao gồm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm từ”. Theo quy định này để xác định tội phạm ít nghiêm trọng phải dựa trên hai dấu hiệu: dấu hiệu về mặt nội dung chính trị xã hội và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý. Dấu hiệu về mặt nội dung chính trị xã hội là tính nguy hiểm cho xã hội. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội.
Điều kiện thứ tư: Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng:
Vấn đề căn cước, lai lịch của bị can, bị cáo là một trong những vấn đề cần chứng minh của vụ án hình sự. Lý lịch của bị can, bị cáo liên quan đến năng lực trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, liên quan đến việc quyết định hình phạt (tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo)… Căn cước lai lịch của người phạm tội đã rõ ràng thì thời gian điều tra, xác minh có thể được rút ngắn và từ đó bảo đảm thời gian tố tụng.
Bốn điều kiện trên đây một mặt độc lập với nhau, mặt khác ại mối quan hệ bổ trợ nhau. Vì thế khi xem xét áp dụng thủ tục rút gọn cần phân tích đánh giá từng điều kiện trong mối liên hệ tổng thể với các điều kiện khác và chỉ quyết định giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi cả bốn tiêu chí trên đều đảm bảo.
5. Thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn:
+ Sau khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của Cơ quan điều tra hoặc xét thấy vụ án có đủ các điều kiện quy định tại điều 319 của Bộ luật này, Viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
+ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn phải được gửi cho cơ quan điều tra và bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.
+ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn có thể bị khiếu nại. Bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn; thời hiệu khiếu nại là ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định. Khiếu nại được gửi đến Viện kiểm sát đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và phải được giải quyết trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Việc quy định thẩm quyền ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn thuộc về Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra chỉ có quyền đề nghị trong khi cơ quan điều tra lại là chủ thể chịu trách nhiệm trong chính việc thu thập chứng cứ và tài liệu của vụ án. Mặt khác, lại có thêm một thủ tục là cơ quan điều tra phải làm văn bản đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.