Nhìn chung thì, lãnh thổ hải quan gồm những khu vực trong lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nơi Luật hải quan được áp dụng. Vậy phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan ngoài cửa khẩu được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan ngoài cửa khẩu:
1.1. Địa bàn hoạt động của hải quan được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Luật Hải quan năm 2022 hiện nay có ghi nhận cụ thể về địa bàn hoạt động của hải quan. Theo đó thì địa bàn hoạt động của hải quan là khái niệm để chỉ các khu vực như sau: Khu vực cửa khẩu đường bộ hoặc khu vực đường sắt liên vận quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định về các cảng hàng không dân dụng trong phạm vi quốc tế, về các cảng biển, cảng thủy nội địa hoạt động với mục xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh, thậm chí là bao gồm cả hoạt động quá cảnh theo quy định của pháp luật, các khu vực đang lưu giữ hàng hóa đặt dưới sự quản lý và giám sát trực tiếp của các cơ quan hải quan, đặt dưới sự quản lý của các khu chế xuất cũng như các khu vực ưu đãi hải quan, địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các địa điểm làm thủ tục hải quan và các kho bảo quản thuế, bao gồm trụ sở của người khai hải quan khi tiến hành thủ tục kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật, ngoài ra thì địa bàn hoạt động hải quan còn bao gồm cả các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan.
Các khu vực và địa điểm hải quan phải đáp ứng được các yêu cầu về quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, địa bàn hoạt động của hải quan cũng cần phải đáp ứng được điều kiện về xuất nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa, phải đáp ứng được các yêu cầu về quá cảnh phương tiện vận tải theo quy định của Chính phủ.
Nhìn chung, thì đây chính là những căn cứ pháp lý để tiến hành đàm phán khi có các vấn đề xoay quanh lĩnh vực hải quan, nhất là các khu vực nhạy cảm, ngoài ra thì đây cũng chính là cơ sở và căn cứ để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vấn đề có liên quan đến hải quan tại các khu vực không có địa bàn hoạt động hải quan hoặc các khu vực nằm ngoài lãnh thổ của quốc gia. Quy định về địa bàn hoạt động hải quan đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì trong địa bàn hoạt động hải quan thì các cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước khác có chức năng và nhiệm vụ chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát đối với các loại hàng hóa và phương tiện vận tải trong phạm vi quốc tế và trong lãnh thổ của Việt Nam, cũng như xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan sao cho phù hợp với chế định của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1.2. Phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan ngoài cửa khẩu:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định 12/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, có ghi nhận về phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan ngoài cửa khẩu, cụ thể bao gồm:
– Trước tiên thì phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan ngoài cửa khẩu sẽ phải bao gồm trụ sở của cơ quan hải quan được thành lập theo quy định của pháp luật;
Các khu công nghiệp hoặc các khu kinh tế cửa khẩu được thành lập theo quy định của pháp luật có doanh nghiệp sản xuất và có doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặt dưới sự giám sát cũng như chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan hải quan, phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan ngoài cửa khẩu còn bao gồm các khu thương mại tự do vào các khu chế xuất, bao gồm các kho hàng của các chủ thể là doanh nghiệp tiến hành hoạt động chế xuất phù hợp với quy định của pháp luật, ngoài ra thì còn bao gồm cả các khu vực ưu đãi hải quan theo quy định và các khu vực hải quan riêng phù hợp với pháp luật Việt Nam;
– Địa bàn hoạt động của hải quan ngoài cửa khẩu bao gồm các khu vực cảng với mục đích sử dụng để xuất nhập khẩu hàng hóa được thành lập theo quy định của pháp luật trong nội địa và các địa điểm thu gom hàng bán lẻ (hay còn được viết tắt là CFS), Địa bàn hoạt động của hải quan ngoài cửa khẩu bao gồm kho ngoại quan và các kho bãi chứa hàng hóa được sử dụng với mục đích để xuất nhập khẩu sang nước ngoài, các kho sử dụng để chứa các loại hàng hóa trong quá trình quá cảnh của các tổ chức vận tải kinh doanh phù hợp với quy định;
– Các khu vực trên biển, các khu vực trên bộ và các khu vực trên sông khi các phương tiện vận tải tiến hành hoạt động lao động hoặc di chuyển với mục đích để vận chuyển các loại hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc các phương tiện vận tải trong quá trình xuất nhập cảnh và quá cảnh theo quy định, hàng hóa và các phương tiện vận chuyển thực hiện quá trình vận tải và chuyển cửa khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan, đồng thời thì hoạt động này sẽ đặt dưới sự kiểm tra và giám sát của các cơ quan hải quan theo quy định;
– Địa bàn hoạt động của hải quan ngoài cửa khẩu bao gồm trụ sở của người khai hải quan khi người khai hải quan tiến hành hoạt động kiểm tra sau thông quan, cụ thể bao gồm: nơi làm việc hoặc nơi sản xuất, nơi tiến hành cung cấp các dịch vụ hoặc các kho bãi và các nhà xưởng, nơi lưu giữ và gửi hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu của chủ thể là người khai hải quan;
– Địa bàn hoạt động của hải quan ngoài cửa khẩu bao gồm các kho chứa miễn thuế theo quy định của pháp luật vào các cửa hàng kinh doanh miễn thuế trong nội địa với mục đích để bán các loại hàng miễn thuế cho các hành khách trong quá trình xuất nhập cảnh, các khu vực đang tổ chức hoạt động trưng bày và giới thiệu sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp luật về thương mại đối với các loại hàng hóa tạm nhập tái xuất, các khu vực và các địa điểm tiến hành kiểm tra trên thực tế các hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cơ sở sản xuất và các cơ sở gia công, các địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, các khu vực lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát trực tiếp của các cơ quan hải quan, nơi của các phương tiện vận tải đang vận chuyển các loại hàng hóa chịu sự kiểm soát và giám sát chặt chẽ của các cơ quan hải quan trên các tuyến đường nhất định.
Như vậy thì nhìn chung, pháp luật hiện nay đã quy định rất cụ thể và rõ ràng về vấn đề phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan ngoài cửa khẩu theo như đã phân tích ở trên.
2. Đối tượng nào phải áp dụng làm thủ tục hải quan theo quy định pháp luật?
Để trả lời cho câu hỏi: Đối tượng nào phải áp dụng thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật? Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật Hải quan năm 2022 hiện hành có quy định về vấn đề này như sau, các chủ thể là đối tượng áp dụng phải làm thủ tục hải quan bao gồm:
– Các chủ thể là tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật, hoặc các chủ thể là tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động quá cảnh hàng hóa hoặc xuất nhập cảnh các phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật;
– Các chủ thể là tổ chức và cá nhân có các quyền và nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động quá cảnh hàng hóa, và xuất nhập cảnh các phương tiện vận tải;
– Đối tượng phải áp dụng thủ tục hải quan bao gồm cơ quan hải quan và các công chức hải quan theo quy định;
– Ngoài ra còn bao gồm các cơ quan khác của nhà nước trong quá trình phối hợp quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan.
3. Hàng hóa chuyển cửa khẩu chịu sự giám sát hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo hình thức vận chuyển kết hợp gồm những loại gì?
Căn cứ theo Thông tư 60/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
– Hàng hóa xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính;
– Hàng hóa xuất khẩu được chuyển từ khu phi thuế quan đến cửa khẩu xuất, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính hoặc đến các khu phi thuế quan khác;
– Hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chi cục Hải quan cửa khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nơi đăng ký tờ khai đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ, cảng cạn;
– Hàng hóa nhập khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế được vận chuyển từ cửa khẩu nhập, kho CFS, cảng cạn, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu phi thuế quan, cửa hàng miễn thuế;
– Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật và được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hải quan năm 2022;
– Nghị định 12/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
– Thông tư 60/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư