Đối với trường hợp mang thai ở thai tuần nhỏ, rất khó để có thể phân biệt được người phụ nữ đó có mang thai hay không bằng mắt thường. Nhiều người phạm tội đã vô tình phạm tội với người phụ nữ mà họ không biết đang mang thai. Vậy phạm tội mà không biết người đó có thai có bị tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Mục lục bài viết
1. Phạm tội mà không biết người đó có thai có bị tăng nặng không?
Phụ nữ có thai được xác định bằng nhiều cách chứng minh khác nhau, đó là người phụ nữ đang mang thai mà mọi người đều có thể nhìn thấy được, biết được từ nhiều nguồn thông tin khác nhau về việc mang thai của người phụ nữ đó. Tuy nhiên trên thực tế, rất khó để có thể nhận biết một người phụ nữ đang mang thai hay không. Vì vậy, việc xác định một người phụ nữ có thai theo quy định của pháp luật hình sự sẽ không dựa trên cơ sở lời khai của người phạm tội. Căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cụ thể bao gồm:
– Trường hợp phạm tội có tổ chức;
– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
– Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong quá trình phạm tội;
– Phạm tội có tính chất côn đồ;
– Phạm tội xuất phát từ động cơ đê hèn;
– Cố tình thực hiện phạm tội đến cùng;
– Phạm tội từ hai lần trở lên;
– Thực hiện hành vi tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
– Phạm tội đối với những người được xác định là người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, những người được xác định là người từ đủ 70 tuổi trở lên;
– Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ, những người được xác định là người khuyết tật nặng hoặc tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về khuyết tật, những người bị hạn chế khả năng nhận thức và khả năng làm chủ hành vi, những người lệ thuộc về mặt tinh thần/vật chất/công tác hoặc các mặt khác;
– Có hành vi lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, lợi dụng tình trạng thiên tai, tình trạng khẩn cấp, lợi dụng tình trạng dịch bệnh hoặc những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác để phạm tội;
– Dùng thủ đoạn tinh vi xạo quyệt, tàn ác trong quá trình phạm tội;
– Dùng thủ đoạn và sử dụng các phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người trong quá trình phạm tội;
– Có hành vi sử dụng đối tượng dưới 18 tuổi phạm tội dưới bất kỳ hình thức nào;
– Sử dụng hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm mục đích trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Theo đó, căn cứ theo điểm i khoản 1 điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, có quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đó là “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đi 70 tuổi trở lên (trước đây là tình tiết phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già)”. Đối tượng mà tội phạm tác động đến là con người có dấu hiệu đặc biệt như dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên. Do phạm tội đối với các đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt này, xâm phạm nghiêm trọng đên đạo đức xã hội và nguyên tắc nhân đạo trong quan hệ xã hội nên có mức độ nguy hiểm cao hơn so với trường hợp phạm tội đôi với những đôi tượng khác.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật chỉ quy định hành vi biết phụ nữ mang thai là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, không phân biệt người phạm tội có biết rằng đó là của phụ nữ mang thai hay không bằng tay. Do đó, kể cả khi người phạm tội không biết đối tượng phạm tội của mình là phụ nữ mang thai, thì đó cũng bị coi là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Giết người phụ nữ mang thai mà không không biết nạn nhân mang thai thì bị xử lý như thế nào?
Hành vi giết phụ nữ đang mang thai mà không biết nạn nhân mang thai sẽ bị xử lý về tội giết người căn cứ theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật hình sự năm 2015 với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đó là “giết phụ nữ đang mang thai”. Điều 123 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về tình tiết định khung tăng nặng “giết phụ nữ mà biết là đang có thai”. Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm là người đang mang thai, khi thực hiện hành vi giết người, người phạm tội biết rõ rằng nạn nhân đang mang thai. Đây được coi là trường hợp giết người tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội này xâm phạm đến đối tượng được xã hội quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Hành vi giết phụ nữ mà biết là đang có thai thể hiện tính vô nhân đạo cao độ, rất khác biệt so với các hành vi phạm tội giết người thông thường. Hành vi phạm tội không chỉ xâm phạm đến tính mạng của người mẹ mà còn xâm phạm trực tiếp đến sự sống tương lai của đứa trẻ.
Tuy nhiên, đối với hành vi giết phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên người phạm tội không biết người phụ nữ đó đang có thai thì cũng thuộc một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 theo như phân tích nêu trên. Người phạm tội có hành vi này vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người.
Hậu quả của tội phạm trong trường hợp này được xác định là hậu quả chết người. Tội giết người sẽ chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người xảy ra trên thực tế. Khi đó, người phạm tội có thể sẽ phải chịu các khung hình phạt như sau, tùy thuộc vào mức độ vi phạm trên thực tế:
– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
– Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
– Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm;
– Khung hình phạt được quy định cho chuẩn bị phạm tội là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Vai trò của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
Trong các điều luật quy định về tội phạm, các nhà làm luật nước ta đều quy định các khung hình phạt khác nhau và trong mỗi khung hình phạt đều quy định mức hình phạt tối thiểu và mức hình phạt tối đa tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tương ứng. Do vậy, khi xem xét dù bị cáo có nhiều tình tiết tăng nặng toà án cũng không được xử phạt cao hơn mức cao nhất của khung hình phạt đó. Điều này thể hiện nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng của pháp luật Việt Nam, tránh sự bất lợi có thể áp dụng đối với bị cáo đồng thời cũng thể hiện rõ là những tình tiết này chỉ làm thay đổi mức độ chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm do người đó thực hiện. Đây là điểm khác biệt so với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Việc xem xét, cân nhắc để áp dụng chính xác các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự cụ thể và đối với mỗi người phạm tội cụ thể chính là đảm bảo sự phù hợp giữa mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội so với mức hinh phạt của khung hình phạt trong ứng được quy định tại điều luật cụ thể của Phần các tội phạm Bộ luật hình sự, đồng thời còn phù hợp với các yếu tố khác như địa điểm phạm tôi hoàn cảnh phạm tôi, thời gian phạm tội, không gian phạm tôi, công cụ phạm tội, phương tiện phạm tội, phương pháp phạm tội, tính chất của hành vi phạm tội, hâu quả của hành vi phạm tội và, nhân thân người phạm tội nữa … Theo quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì mỗi tình tiết lại chứa đụng nội dung khác nhau vì thế, theo quan điểm của tác giả bài viết, mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của nó cũng khác nhau trong việc quyết định hình phạt đối với mỗi tội phạm, và ở mỗi tình tiết thì ý nghĩa tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng khác nhau khi nó được xem xét và áp dụng với hành vi phạm tội khác nhau hoặc với người phạm tội khác nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).