Thực trạng phạm tội/ tội phạm tại nước ta hiện nay? Đặc điểm của các hành vi phạm tội tại nước ta? Các vấn đề xoay quanh phạm tội có tính chất chuyên nghiệp? Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp theo Bộ luật hình sự 2015?
Song song với sự phát triển của xã hội, các loại hình tội phạm ngày càng có chiều hướng gia tăng và đa dạng hơn. Một trong số đó là việc phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này, Bộ luật hình sự 2015 đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về việc phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Dưới đây là bài phân tích về hành vi phạm tội có tính chất chuyên nghiệp theo Bộ luật hình sự 2015.
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật hình sự 2015
Mục lục bài viết
1. Thực trạng phạm tội/ tội phạm tại nước ta hiện nay:
Hiện nay, tại nước ta, tỷ lệ phạm tội đang ở mức cao. Các loại tội phạm cùng các hình thức phạm tội ngày càng gia tăng và đa dạng hơn. Đặc biệt là các loại tội phạm liên quan đến giết người, trộm cắp tài sản (cướp, giết, hiếp). Không chỉ tăng về số lượng các vụ án, mà tính chất và cách thức phạm tội cũng có những sự biến chuyển so với trước đây. Nôm na có thể hiểu, thực trạng phạm tội ở nước ta đang ở mức tăng cao. Tăng cao cả về số lượng lẫn chất lượng.
Thực trạng này diễn ra bởi các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
– Xã hội ngày càng phát triển, các ngành khoa học công nghệ, thị trường hàng hóa có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tạo nên sự thay đổi cơ cấu xã hội. Chính những yếu tố khách quan này đã tác động đến nhận thức, tư duy của con người, tạo ra những phản ứng nhất định trong cung cách sống của mỗi cá nhân. Thực chất, có những cá nhân rất dễ bắt nhịp với sự thay đổi của thời đại. Họ hòa hợp và hòa nhập, vươn lên theo sự phát triển chung đó. Tuy nhiên, cũng có người không tìm được lối đi cho mình. Họ bế tắc trước sự biến chuyển của xã hội. Điều này dẫn đến thực trạng xung đột giữa cá nhân với các chủ thể liên quan trong đời sống xã hội. Về mặt khách quan, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến thực trạng phạm tội tại nước ta ngày càng có dấu hiệu tăng cao.
– Chính sự phát triển của xã hội, sự tiếp cận với nhiều xu hướng tư duy đã khiến suy nghĩ, nhận thức của con người dần có sự chuyển hóa. Trong nhiều trường hợp, sự chuyển hóa này mang ý nghĩa tiêu cực. Đây chính là một trong những nguyên do lý giải thực trạng phạm tội tại nước ta đang có dấu hiệu tăng cao.
2. Đặc điểm của các hành vi phạm tội tại nước ta:
Thứ nhất, các hành vi phạm tội tại nước ta thường mang tính chất tự phát, nhắm vào các cá nhân. Tức việc phạm tội xuất phát từ ý thức, tư tưởng chủ quan của một cá nhân bất kỳ, không phải theo tổ chức hay Đảng phái chính trị, vì mục đích chính trị, xã hội nào đó.
Thứ hai, hành vi phạm tội phát sinh, bắt nguồn từ mâu thuẫn, xung đột thực tiễn giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức. Theo quy luật phát triển tự nhiên, trong vòng tuần hoàn của xã hội, để có thể phát triển một cách tự nhiên và toàn vẹn nhất, giữa các cá thể sẽ thường xảy ra những tranh chấp, xung đột. Thông thường, những mâu thuẫn, xung đột này thường có những tác động nhất định đến tư duy và nhận thức của con người, khiến con người ta có những hành động vượt khỏi khuôn khổ của nhận thức đúng đắn. Đó là phạm tội để giải quyết mâu thuẫn.
Thứ ba, các hành vi phạm tội hiện nay dần có dấu hiệu tinh minh hơn, khi mà các đối tượng phạm tội lợi dụng sự phát triển của xã hội, khoa học công nghệ hiện đại để che dấu đi hành vi phạm tội của mình.
Thứ tư, một hành vi phạm tội thường đưa ra hai kết quả: Đạt và chưa đạt; hoàn thành hay chưa hoàn thành. Đồng thời, xoay quanh chủ thể, hành vi phạm tội còn rất nhiều yếu tố theo kèm. Những yếu tố này là một trong những yếu tố để Nhà nước căn cứ vào, đưa ra hướng giải quyết phù hợp và khách quan nhất đối với hành vi phạm tội đã và đang diễn ra.
3. Các vấn đề xoay quanh phạm tội có tính chất chuyên nghiệp:
– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được xem là một trong nhiều nhân tố quan trọng, hình thành và phát sinh trong hành vi phạm tội.
– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được hiểu là việc người phạm tội đã có sự chuẩn bị từ trước cho hành vi phạm tội của mình. Việc phạm tội được diễn ra một cách linh hoạt, khéo léo, nhanh gọn nhưng để lại hậu quả cho xã hội.
– Trong bất kỳ loại tội phạm nào, luôn có yếu tố “tính chuyên nghiệp” để trở thành dấu hiệu căn nguyên mà người ta xét đến khi điều tra. Bởi lẽ, nó ảnh hưởng đến toàn cảnh khách quan của một vụ án.
– Điều tra, giải quyết một vụ án hình sự, người ta không chỉ xét đến hậu quả của hành vi phạm tội mang lại, mà còn xét đến rất nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác. Và phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một trong những tiêu chuẩn nằm trong khung xét duyệt đó.
– Có thể khẳng định, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một trong những tình tiết quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình điều tra và kết luận về việc phạm tội của cơ quan chức năng đối với cá nhân trong vụ án hình sự bất kỳ.
4. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp theo Bộ luật hình sự 2015:
– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một trong những tình tiết định khung hình phạt, tình tiết tăng nặng. Khi xác định khung hình phạt cho người phạm tội cần rất nhiều yếu tố, một trong số đó là tình tiết định khung tăng nặng.
– Khoản 1, Điều 50 Bộ luật hình sự 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt như sau: Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
– Theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 52 Bộ luật hình sự 2015, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tức dựa vào tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này, Tòa án có thể đưa ra quyết định áp dụng mức hình phạt ở mức cao hơn so với khung hình phạt về tội danh ban đầu của người phạm tội.
– Trong hầu hết các loại tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hình sự, khi đưa ra quy định về tội phạm đó, Nhà nước luôn có các điều khoản liên quan đến việc phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Ví dụ: Trông điều 174 Bộ luật hình sự 2015, khi đưa ra những quy định về mức hình phạt đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tại khoản 2 về khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm, có điểm “có tính chất chuyên nghiệp”. Vậy ở đây, ta có thể hiệu, tính chất chuyên nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng, để nhà làm luật đưa ra quyết định xem đối với hành vi phạm tội của mình, đối tượng vi phạm sẽ đứng trước khung xử lý hành vi phạm tội của mình như thế nào.
– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng. Mà tại đó, Nhà nước, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ căn cứ vào để đưa ra phương hướng xử lý đúng đắn, khách quan nhất đối với vụ việc vi phạm và đối tượng vi phạm.
– Quay về mục đích căn nguyên nhất của hoạt động tố tụng hình sự, là xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vậy nên, một trong những yêu cầu căn bản nhất mà Nhà nước đưa ra là phải xử lý đúng người, đúng tội, nhằm đảm bảo tính răn đe, tính xử phạt khách quan, phù hợp. Vậy nên, trong bất kỳ vụ án hình sự nào, khi giải quyết, cơ quan chức năng có thẩm quyền luôn luôn phải xem xét, tiến hành một cách cụ thể, kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội. Hơn tất cả, nó hướng tới mục đích đảm bảo sự phát triển ổn định, dài lâu của xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.
Như vậy, có thể khẳng định, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một trong những nhân tố khách quan, nằm dưới sự điều chỉnh của Bộ luật hình sự 2015. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đưa ra quyết định về mức hình phạt của cơ quan Nhà nước đối với đối tượng vi phạm và hành vi vi phạm cụ thể. Đưa ra những quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “có tính chất chuyên nghiệp” là một trong những cách thức để Nhà nước thể hiện tính quyền lực, sức mạnh của mình, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội; tạo nên tính khách quan, công bằng xã hội; giúp lợi ích hợp pháp của người dân được đảm bảo.