Ông bà tặng cho cháu ruột đất là một trong những hình thức chuyển quyền sử dụng đất phổ biến hiện nay. Vậy trường hợp này có cần đóng thuế không?
Mục lục bài viết
1. Ông bà tặng cho cháu ruột đất có cần đóng thuế không?
Theo như quy định của pháp luật hiện nay, người tặng cho đất cho người khác thì người được nhận sẽ phải thực hiện 3 loại phí sau đây:
– Một là, thuế thu nhập cá nhân.
– Hai là, lệ phí trước bạ.
– Ba là, các khoản lệ phí khi làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, cũng sẽ có 1 số trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn như theo Nghị định hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Đối với trường hợp, ông bà tặng cho cháu ruột đất thì sẽ chỉ phải đóng các lệ phí có liên quan khi làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ trong trường hợp này.
2. Tặng cho đất đai là gì?
Tặng cho đất đai là một trong những hình thức chuyển quyền sử dụng đất. Theo quy định của pháp luật, tặng cho đất đai là sự thỏa thuận giữa bên tặng cho và bên được tặng cho, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho bên được tặng cho mà không yêu cầu bên được tặng cho trả tiền.
Ví dụ cụ thể về tặng cho đất đai như sau:
– Ông A có một mảnh đất ở quê, ông muốn tặng cho con gái của mình là B. Ông A và B sẽ ký kết hợp đồng tặng cho đất đai, sau đó hợp đồng này sẽ được công chứng.
– Bà C có một căn nhà ở thành phố, bà muốn tặng cho cháu nội của mình là D. Bà C và D cũng sẽ ký kết hợp đồng tặng cho đất đai và công chứng hợp đồng này.
3. Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất:
3.1. Công chứng hợp đồng tặng cho:
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2018.
Căn cứ theo Luật Công chứng 2014, hồ sơ công chứng phải bao gồm các giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Dự thảo hợp đồng tặng cho;
– Bản sao giấy tờ tùy thân:
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các bên.
+ Sổ hộ khẩu.
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ có liên quan.
+ Cung cấp giấy xác thực tình trạng hôn nhân do Ủy Ban Nhân Dân cấp.
+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng chẳng hạn như: Di chúc, văn bản khai nhận,…
– Văn bản cam kết của các bên tặng cho về đối tượng tặng cho là có thật.
3.2. Khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ:
Trong trường hợp ông bà tặng cho đất cho cháu ruột thì sẽ không cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Nhưng cần phải làm hồ sơ để chứng minh bản thân mình thuộc 1 trong các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.
3.3. Thủ tục sang tên giấy chứng nhận:
Theo khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013, sửa đổi bổ sung năm 2018 khi tặng cho quyền sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày quyết định tặng cho.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký biến động đất đai
Theo quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) về hồ sơ địa chính thì người sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:
– Đơn đăng ký biến động;
– Hợp đồng tặng cho và bản gốc Giấy chứng nhận;
– Văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình đã được công chứng hoặc chứng thực.
Trình tự sang tên giấy chứng nhận:
Thủ tục sang tên giấy chứng nhận khi tặng cho quyền sử dụng đất được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Nơi nộp hồ sơ:
– Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
– Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã đối với hộ gia đình và cá nhân nếu có nhu cầu.
Bước 2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trong thời gian tối đa 03 ngày.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Uỷ Ban Nhân Dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Uỷ Ban Nhân Dân cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các việc sau:
– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
– Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp;
– Trường hợp phải cấp giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Trả kết quả
Lưu ý: Thời gian trả kết quả không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết (ngày có kết quả giải quyết là ngày ký xác nhận thông tin tặng cho trong giấy chứng nhận).
4. Điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất:
Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2018 điều kiện để tặng cho quyền sử dụng đất hiện nay bao gồm:
– Có quyền sử dụng đất hợp pháp.
– Người được tặng cho phải là người có đủ điều kiện nhận quyền sử dụng đất.
– Việc tặng cho quyền sử dụng đất không thuộc diện bị cấm theo quy định của pháp luật.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
– Đất không có tranh chấp.
Như vậy theo quy định
Tình huống ví dụ
Ông A có một mảnh đất ở quê, ông muốn tặng cho con gái của mình là B. Ông A có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với mảnh đất này. B là người có đủ điều kiện nhận quyền sử dụng đất, cụ thể là:
– B là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– B không thuộc diện bị hạn chế quyền nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông A và B không thuộc diện bị cấm theo quy định của pháp luật. Do đó, ông A và B có thể thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai năm 2013, sửa đổi bổ sung năm 2018;
– Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012;
– Luật phí và lệ phí năm 2015;
– Nghị định 100/2022/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ.