Quy định về ô nhiễm môi trường không khí? Quy định về bảo vệ môi trường không khí?
Trong cuộc sống hiện nay thì một trong những vấn đề đe dọa sức khỏe của người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới thì không thể nào không nhắc đến đó là ô nhiễm không khí. Vấn đề đe dọa sức khỏe của con người được biểu hiện trực tiếp bằng việc tổn thương của phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Bởi lé có sự nguy hiểm này là do nền kinh tế ngày càng phát triển như cầu xây dựng thêm các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và nhà máy nhiệt điện chạy than kèm theo đó là các ngành nghề này đa phần sử dụng nhiên liệu rắn để tiết kiệm các chi phí hoạt động đã trở thành là các nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí. Mà vấn đề ô nhiễm không khi hiện nay được nhận biết và báo động hiện nay là hiện tượng xuất hiện của các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm hay còn được gọi là bụi mịn.
Theo như thống kê thì việc ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động và ảnh hưởng tới các nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người. Việc sống trong môi trường ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tỉ lệ tử vong do ô nhiễm môi trường cũng rất lớn. Vậy, pháp luật hiện hành nước ta đã quy định về việc bảo vệ môi trường không khí có nội dung như thế nào? Ô nhiễm môi trường không khí cũng được nhắc đến với những nội dung ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí và bảo vệ môi trường không khí
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về ô nhiễm môi trường không khí
Theo như các hiểu thông thường về khái niệm ô nhiễm không khí thì: “Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng”. Trong đó thì, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí thì lại được chia thành hai dạng ô nhiễm không khí đó là ô nhiễm không khi trong nhà và ô nhiễm không khí ngoài trời.
Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì vấn đề xác định ô nhiễm không khí trong nhà là do hệ thống bếp nấu, sưởi ấm và ánh sáng. Hơn 3 tỷ người sử dụng phương tiện thô sơ. Cọn đối với khái miện mà pháp luật quy định về việc ô nhiễm không khí ngoài trời thì lại bao gồm phát thải do các hoạt động sản xuất điện, giao thông, lò đốt công nghiệp, lò nung gạch, cháy rừng, nông nghiệp, các cơn bão bụi và bão cát. Tuy nhiên, có đến 90/193 quốc gia không có các tiêu chuẩn phát thải cho các phương tiện giao thông. Có 80% các quốc gia trên thế giới sử dụng phương pháp đối với rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp.
Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí được xác định dưới góc độ pháp lý thì được quy định bao gồm hai nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí đó là yếu tố tự nhiên và tác động của con người. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, ô nhiễm không khí tự nhiên được xác định bao gồm: ô nhiễm từ gió, bão, cháy rừng và do núi lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khi tự nhiên khi có sự phun trào núi lửa thì một lượng khí
Thứ hai, ô nhiễm không khí do con người.
Bên cạnh yếu tố tự nhiên, con người là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí. Những hoạt động của con người như sinh hoạt, sản xuất, xây dựng và giao thông… đã và ngày càng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng và bức thiết hơn.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí dưới sự tác động của con người như các loại khói, bụi từ các nhà máy, khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người tham gia giao thông hàng ngày là cực cao. Bên cạnh đó, chiến tranh hay các cuộc tập trận quân sự: vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí này.
2. Quy định về bảo vệ môi trường không khí
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những nội dung mà được pháp luật và cả những cá nhân cũng trú trọng đến vấn đề này. Bởi vì, con người chỉ có thể sống và phát triển thật tốt trong một môi trường trong lành và không bị ảnh hưởng bởi những chất thải gây ô nhiễm. Do đó, đối với môi trường không khí cũng thế cũng cần được bảo vệ tránh những ô nhiễm không khí gây ra là ảnh hương. Theo như quy định tại Điều 62 của Luật Bảo vệ môi trường hiện hành thì đã đưa ra quy định về việc bảo vệ môi trường không khí có nội dung như sau:
“1. Các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật”.
Từ quy định trên có thể thấy, không thể nào mà nghiêm cấm các hành vi sả khí thải ra môi trường được, tuy nhiên pháp luật cũng đưa ra các quy định về việc đánh giá, kiểm soát các nguồn khí thải trước khi thực hiện việc thải ra ngoài môi trường. Chính vì vậy, mà các hoạt động bảo vệ không khí được pháp luật quy định có thể thực hiện cụ thế:
Thứ nhất, các cơ quan nhà nước thực hiện các hoạt động quan trắc và định kì đánh giá hiện hạng môi trường không khí. Theo đó thì vấn đề hoạt động quan trắc môi trường không khí được định nghĩa dưới góc độ này là hoạt động sử dụng hệ thống thiết bị kĩ thuật đặc biệt để thu thập các chỉ tiêu vật lí , chỉ tiêu hoá học đồng thời, thực hiện các hoạt động liên quan đến vấn đề xác định các nguồn gây ô nhiễm không khí, mức độ gây ô nhiễm không khí, sự lan truyền các chất gây ô nhiễm không khí, dự báo diễn biến tình hình môi trường không khí… Các hoạt động quan trắc liên quan đến môi trường không khí được quy định cụ thể tại Chương 12 Luật bảo vệ môi trường năm 2014, hoạt động quan trắc liên quan đến môi trường không khí bao gồm: quan trắc môi trường không khí trong nhà, không khí ngoài trời; quan trắc khí thải.
Thứ hai, hoạt động đánh giá tác động môi trường được xác định là hoạt động phòng ngừa ô nhiễm môi trường nói chung trong đó có môi trường không khí được tiến hành bởi cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân.
Đánh giá tác động môi trường là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với mọi tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động phát triển. Xét dưới góc độ bảo vệ môi trường không khí. Thực hiện nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường, các chủ thể khi tiến hành hoạt động của mình sẽ phải dự liệu trước được những tác động tiêu cực có thể gây ra cho không khí xung quanh đồng thời dự tính trước các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn chúng, thông qua đó thực hiện phòng ngừa ô nhiễm không khí, sự cố môi trường không khí. Theo các quy định Luật bảo vệ môi trường năm 2014, các chủ dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường với ba nội dung cơ bản:
– Phân tích hiện trạng môi trường không khí tại địa bàn hoạt động của dự án hoặc của cơ sở mình;
– Dự báo diễn biến môi trường không khí khi dự án đi vào hoạt động hoặc cơ sở tiếp tục hoạt động trên địa bàn đó;
– Kiến nghị các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường không khí.
Từ phía các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường, đánh giá tác động môi trường là hoạt động thẩm fra lại tính chính xác về mặt khoa học cũng như pháp lý của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy Luật bảo vệ môi trường năm 2014 không có quy định riêng cho môi trường không khí song không khí cũng là thành phần môi trường được xem xét trong hoạt động này.
Thứ ba, hoạt động thông tin về tình hình môi trường không khí:
Hoạt động thông tin về tình hình môi trường nói chung, môi trường không khí nối riêng do các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường, các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ… tiến hành theo quy định tại Mục 1 Chương V Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Đồng thời cũng quy định về vấn đề giúp cho các tổ chức, cá nhân nắm rõ thực trạng chất lượng không khí nơi mình đang sinh sống hoặc nơi họ đang tiến hành các hoạt động phát triển là mục đích của hoạt động thông tin về tình hình môi trường
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và thông qua hoạt động thông tin về môi trường thì các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường không khí ngoài việc phải thường xuyên kiểm soát được những biến động của môi trường không khí mà các cơ quan quản lí nhà nước về môi trường không khí còn giúp cho các tổ chức, cá nhân chủ động tiến hành các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, thậm chí là chủ động toong đối phó với các sự cố môi trường không khí có thể xảy ra.
Thứ tư, hoạt động Xử lý, phục hồi khu vực môi trường không khí bị ô nhiễm:
Việc Xử lý, phục hồi khu vực môi trường không khí bị ô nhiễm được thực hiện theo quy định chung về Xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường tại Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Theo đó, trách nhiệm điều toa, xác định khu vực bị ô nhiễm thuộc về uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.