Quy định về ô nhiễm môi trường đất? Biện pháp bảo vệ môi trường đất?
Môi trường mà chúng ta đang sinh sống teo như quy định của pháp luật về môi trường thi bao gồm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí,…Trong đó, một thành phần rất quan trọng của môi trường đó là dất. Bởi lẽ nó được xem là quan trong bởi vì đất được con người sử dụng để phục vụ cho hoạt động nuôi trồng nông nghiệp, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Không những đất có giá trị to lớn đối với con người mà đất còn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của các loài động, thực vật khác trên hành tinh. Nhưng hiện nay, do sự phát triển của xã hội với sự công nghiệp hóa, hiện đái hóa của các quốc gia trên thế giới nói chung và việt Nam nói riêng thì môi trường đất đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng do rác thải, nước thải trong sịnh hoạt hay là trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đứng trước các môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng này đang ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra những hệ lụy khó lường. Để giải quyết các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường đất thì pháp luật hiện hành nước ta đã đưa ra các quy định về các biện pháp ảo vệ môi trường đất. Vậy pháp luật hiện hành đã có nội dung quy định về vấn đề ô nhiễm môi trường đất và biện pháp bảo vệ môi trường đất như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến nội dung này.
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về ô nhiễm môi trường đất
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì nhiễm môi trường đất là khái niệm chỉ sự thay đổi tính chất của đất theo chiều hướng xấu đi, các chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép khiến tài nguyên đất bị nhiễm bẩn, suy thoái, gây hại cho đời sống của con người, động vật, cùng với đó, nó còn có thể kéo theo nhiều hệ luỵ khôn lường. Ô nhiễm môi trường đất có tên gọi bằng tiếng Anh là Soil pollution. Khái niệm ô nhiễm môi trường đất dùng để chỉ sự thay đổi tính chất của đất theo chiều hướng xấu, các chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép khiến tài nguyên đất bị nhiễm bẩn, gây hại cho đời sống con người, động vật và kéo theo nhiều hệ quả khôn lường.
Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất được xác định dưới góc độ pháp lý thì được quy định bao gồm hai nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất đó là yếu tố tự nhiên và nguyên nhân nhân tạo. Cụ thể như sau:
Trong đó thì nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất xuất phát từ tự nhiên được xác định là do sự gia tăng hàm lượng các chất tự nhiên trong đất cùng việc có thêm nhiều chất độc lạ, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nơi ở của con người cũng như nhiều loài sinh vật khác trong đất và làm xấu đi cảnh quan thiên nhiên: đất nhiễm phèn, đất nhiễm mặn.
Đối với nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất xuất phát từ nguyên nhân là nhân tạo được xác định bởi các loại nguyên nhân như: tro than, xỉ than; Thuốc trừ sâu, diệt cỏ; Các ngành công nghiệp; rác thải của người dân. Trong đó, mỗi loại khác nhau thì sẽ được tìm hiểu về thông tin khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau và bởi vì các chủ thể khác nhau, cụ thể:
– Than được xác định là chất thải công nghiệp này không được qua xử lí đã thải trực tiếp vào môi trường đất. Đồng thời thì tro than và xỉ than có thể được nhận biết bằng mắt thưởng. Khi đất bị nhiễm tro than hoặc xỉ đều xuất hiện các hạt màu trắng trong đất. Đất sẽ có màu xám và không đồng nhất. Đặc biệt hơn, khi đất có xỉ than sẽ có nhiều bọt và các hạt sỏi có lỗ hổng.
– Thuốc trừ sâu, diệt cỏ hiện nay thường xuyên được sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp. Mặc dù việc sử dụng những loại thuốc này mang lại mùa màng tốt, tuy nhiên, độc tính tiềm tàng trong hoá chất này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, sinh vật và đặc biệt là con người.
– Hoạt động công nghiệp hiện nay đang phát sinh bụi, nước thải, rác… và nhiều nơi thậm chí thải các thứ này trực tiếp ra môi trường, khiến tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày một nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các chất thải khác đến từ các hoạt động sản xuất cơ khí, thép, gia công kim loại, sửa chữa ô tô, xe máy,… chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ.
– Chất thải sinh hoạt trong quá trình sinh sống của con người như rác thải, đồ ăn, túi nilon, chai nhựa, nước thải sinh hoạt,… Do các loại tác thải này xả trực tiếp lên mặt đắt hoặc chôn lấp rác thải sinh hoạt. Nên môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông cùng các tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị cũng gây nên ô nhiễm môi trường đất.
2. Biện pháp bảo vệ môi trường đất
Cũng giống như các môi trường khác, nguồn đất bị ô nhiễm sẽ xuất hiện những thành phần lạ, ảnh hưởng tiêu cực đến con người và tất cả các loài sinh vật đang sinh sống và canh tác trên phần đất ô nhiễm đó mà nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe. Môi trường đất bị ô nhiễm có thể do tác động của một số yếu tố tự nhiên nhưng chỉ chiếm phần nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do các hoạt động của con người. Để bảo vệ môi trường đất thì pháp luật cũng đưa ra các quy định về việc bảo vệ môi trường đất tại Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cụ thể:
“Điều 59. Quy định chung về bảo vệ môi trường đất
1. Bảo vệ môi trường đất là một trong những nội dung cơ bản của quản lý tài nguyên đất.
2. Quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất và có giải pháp bảo vệ môi trường đất.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất.
4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất”.
Từ quy định trên có thể thấy rằng, môi trường đất là một trong những môi trường được xem là rất quan trọng và cần thiết đối với những người và sinh vật sinh sống trên đó. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải ý thức những hành động của mình đồng thời chung tay góp sức để ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường đất. Và dựa trên có quy định đó thì một số giải pháp bảo vệ môi trường đất được đề ra trong giai đoạn hiện nay:
Thứ nhất, để có thể bảo vệ môi trường đất thì điều đầu tiên cần phải thực hiện đó là hoàn thiện hệ thống Pháp luật Nhà nước và một trong những điều đặc biệt là chú trọng đến các quy định về mức xử phạt cho những hành vi gây nguy hại đến nguồn đất. Các hình thức xử phạt này phải đủ sức răn đe, ngăn chặn được các hành vi có thể hoặc sẽ làm môi trường đất bị ô nhiễm. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, tài nguyên đất
Thứ hai, để có thể bảo vệ môi trường đất thì cần phải có định hướng và chiến lược bảo vệ môi trường đất Con người thường khai thác và sử dụng đất để phục vụ cho những mục đích riêng của mình. Nếu các hoạt động này không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến hệ quả khó lường, cụ thể là ô nhiễm môi trường đất, khó khăn trong công tác quản lý. Vậy nên, Nhà nước cần phải đưa ra những định hướng chiến lược cụ thể về: Sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý; Quy hoạch đất xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề, đô thị,…
Thứ ba, để có thể bảo vệ môi trường đất thì việc tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân Bảo vệ môi trường đất không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là của toàn xã hội. Vậy nên, trước hết mỗi bản thân chúng ta cần phải thay đổi những thói quen xấu đồng thời tích cực thực hiện các giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường đất.
Đồng thời, trong việc tuyên truyền này thì chúng ta cần phải tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đất của mọi người xung quanh bằng những hành động hạn chế sử dụng túi nilon bởi vì nó là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đất. Vì khó phân hủy nên bao bì nilon có thể tồn tại trong đất đến hàng chục, hàng trăm năm. Túi nilon gây cản trở cho các hoạt động sống của sinh vật trong lòng đất và sự phát triển của cây trồng.
Thứ tư, để có thể bảo vệ môi trường đất thì sử dụng phân bón hữu cơ: Để bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng, hầu hết người nông dân đều sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng lớn.
Tuy nhiên, cây trồng chỉ hấp thụ một phần nhỏ, dư lượng còn lại sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm. Trong khi đó, các loại phân bón hữu cơ hoàn toàn thân thiện với môi trường đồng thời vẫn giúp cây trồng phát triển tốt.
Thứ năm, tăng độ phì nhiêu của đất để đất không trở nên cắn cỗi, bạc màu, chúng ta nên thực hiện các giải pháp như:
– Luân canh cây trồng;
– Khử chua cho đất bằng các chất có tính kiềm;
– Xen canh tăng vụ; Sử dụng phân hữu cơ….
– Trồng cây xanh: Xói mòn đất là một trong những hiện tượng có thể xảy ra do lũ quét, mưa dông.
Như vậy, có thể thấy rằng đối với những hiện tượng có thể xảy ra do lũ quét, mưa dông đã gây ra những hậu quả nặng nề và làm cho đất có thể bị ô nhiễm. Do đó, để ngăn chặn hiện tượng xói mòn đất, thì đối với mỗi cá nhân cần nên tích cực trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng theo như chủ trương và chính sách trồng cây gây rừng mà Nhà nước ta đã ban hành trước đo..