Quy định pháp luật về Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện? Nội dung quy định pháp luật về nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện?
Nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ mà mọi công dân của một quốc gia đều phải thực hiện, với nguồn thuế nhận được từ phía các cá nhân và doanh nghiệp sẽ tạo nguồn ngân sách nhà nước dồi dào trong việc phát triển đất nước, cải thiện đời sống của nhân dân.
Nhưng có phải lúc nào, thời điểm nào chúng ta cũng phải tiến hành nộp thuế hay không? Trong trường hợp đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện thì người nộp thuế có phải nộp thuế hay không. Đây là những câu hỏi, thắc mắc của một số người khi quan tâm đến vấn đề này mà chưa tìm được lời giải đáp.
Tổng đài Luật sư
Căn cứ pháp lý:
– Luật quản lý thuế 2019,
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định pháp luật về Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện:
- 2 2. Nội dung quy định pháp luật về nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện:
- 2.1 2.1. Một người đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện có phải nộp thuế:
- 2.2 2.2. Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt:
- 2.3 2.3. Thủ tục xử lý đối với trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt:
1. Quy định pháp luật về Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện:
Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện được quy định tại điều 61 Luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể:
Điều 61. Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện
1. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của
Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. Nguồn tiền trả lãi được chi trả từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3.Thủ tục xử lý đối với trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Luật này.
2. Nội dung quy định pháp luật về nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện:
2.1. Một người đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện có phải nộp thuế:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý thuế 2016 thì người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định vẫn phải tiến hành nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện có phải nộp đủ thuế. Trừ các trường hợp mà pháp luật quy định không phải nộp.
Bởi lẽ nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc của nhân dân, dù trong hoàn cảnh, tình hình nào trước hết người dẫn cũng phải tiến hành nộp thuế đầy đủ. Điều này giúp bảo đảm lợi ích của nhà nước nói riêng và của toàn xã hội nói chung; bất kỳ những sai sót gì có thể xảy ra liên quan đến vấn đề nộp thuế sẽ được Cơ quan thuế, nhà nước giải quyết nhanh chóng và chính xác sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, kể cả sau khi đã có kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế nhà nước sẽ đảm bảo hoàn trả nhanh chóng và đầy đủ.
2.2. Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt:
Theo khoản 2 Điều 61 Luật Quản lý thuế nếu trong Trường hợp sau khi đã có kết quả từ cơ quan có thẩm quyền về một quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế hoặc trong quyết định hay bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà có nội dung quy định cuối cùng rằng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định lớn hơn số tiền thuế đã được xác định thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, người nộp thuế được hưởng lại số tiền hợp pháp của mình.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế các nhà làm luật đã quy định nội dung liên quan đến lãi suất từ khoản tiền thuế nộp thừa nhàn rỗi của người nộp thuế “Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa….” Đây là một sự kết hợp của pháp luật tư trong pháp luật công thể hiện sự sáng tạo, linh động của những người làm luật. Quy định này rất là hợp tình, hợp lý; bởi lý do nếu không phải nộp số tiền thuế nộp thừa nhàn rỗi cho cơ quan thuế thì với số tiền đó người nộp thuế đã có thể đầu tư hay kinh doanh vào nhiều lĩnh vực khác để sinh lời từ khoản tiền thuế nộp thừa đó; đặc biệt là các khoản thuế nộp thừa của các doanh nghiệp lớn có thể lên đến con số hàng tỷ đồng, một con số rất lớn bị đứng yên; Chính vì vậy người nộp thuế đương nhiên nên nhận được một khoản lãi từ phần số tiền phải nộp thuế nhàn rỗi của mình. Đây là một quy định hết sức tiến bộ trong pháp luật về thuế của Việt Nam hiện nay.
Theo điều luật thì người nộp thuế sẽ nhận được mức lãi suất 0.003%/ một ngày tính trên số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án của mình theo quy định của pháp luật. Nguồn tiền trả lãi cho người nộp thuế sẽ được chi trả từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2.3. Thủ tục xử lý đối với trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt:
Theo quy định tại khoản 3 điều 61 thủ tục dùng để xử lý đối với trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án sẽ được Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
Ngoài ra, căn cứ theo điểm c Khoản 2 Điều 12 Luật Khiếu Nại 2011 thì người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định.
Theo đó trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế vẫn phải có nghĩa vụ chấp hành các quyết định hành chính, hành vi hành chính mà ở đây về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định chính là một quyết định hành chính mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ thi hành. Ngoại trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
Tóm lại, với các quy định nêu trên, trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế mà theo quy định của pháp luật phải nộp.
Trong đó lưu ý:
– Người nộp thuế phải chú ý đến thời gian nộp thuế, trong trường hợp quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thì người nộp thuế bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 124, 125 Luật Quản lý thuế.
– Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
– Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. Nguồn tiền trả lãi được chi trả từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.