Nộp phạt vi phạm giao thông là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm khi tham gia giao thông, hình thức để các cá nhân nộp phạt vô cùng đa dạng có thể kể đến nộp phạt trực tiếp, thực hiện thông qua kho bạc, nộp tiền thông qua ngân hàng online. Vậy nộp phạt vi phạm giao thông qua những ngân hàng thì cần thực hiện ở ngân hàng nào?
Mục lục bài viết
1. Các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông được áp dụng hiện nay:
Phạt vi phạm giao thông là một trong những hình thức xử phạt được áp dụng để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, giảm thiểu được tình trạng tai nạn giao thông đặc biệt là những vụ tai nạn có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Theo quy định, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính có thể lựa chọn việc nộp tiền phạt theo các hình thức sau:
– Trong một số trường hợp thì cá nhân nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông:
Nộp phạt tại chỗ được biết đến là hình thức nộp phạt thuận tiện và đơn giản nhất đối với các lỗi vi phạm giao thông đường bộ thường gặp mà nhiều chủ phương tiện nếu được lựa chọn thì sẽ ưu tiên thực hiện. Tuy nhiên, bạn đoạc cần biết rằng không phải bất kỳ trường hợp vi phạm nào cũng được áp dụng hình thức này, bởi theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính, hình thức xử phạt này chỉ áp dụng trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng áp dụng đối với cá nhân và mức phạt với tổ chức lên tới 500.000 đồng;
– Có thể tiến hành nộp chuyển khoản cho Kho bạc Nhà nước:
Kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, thì trong vòng 10 ngày cá nhân hoặc tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền tại Kho bạc nhà nước hoặc nộp chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Thông tin để thực hiện việc chuyển khoản theo hình thức này sẽ được ghi rõ trong biên bản xử phạt mà cơ quan có thẩm quyền thông báo cho cá nhân vi phạm;
– Tiến hành nộp phạt tại ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại nơi kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
– Nộp phạt tại bưu điện:
Hiện nay, hình thức nộp phạt này đã được ghi nhận trong thỏa thuận hợp tác số 69/TTHT-C67-BĐVN giữa Cục Cảnh sát giao thông và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, theo đó chứa các nội dung hướng dẫn cá nhân/ tổ chức vi phạm nộp phạt qua bưu điện như sau:
+ Sau khi đã đăng ký với lực lượng chức năng về việc nộp phạt qua bưu điện, cá nhân/ tổ chức vi phạm sẽ đến bưu điện gần nhất để nộp tiền;
+ Trong trường hợp cá nhân/ tổ chức bị tạm giữ giấy tờ thì sẽ được nhận lại giấy tờ tạm giữ từ cảnh sát giao thông trong vòng 2 ngày (nếu ở trung tâm tỉnh, thành phố) hoặc từ 3 – 5 ngày (nếu ở huyện và các tỉnh thành khác). Trường hợp giấy tờ tạm giữ bị thất lạc, bưu điện và cơ quan liên quan sẽ phối hợp để cấp lại cho người vi phạm;
– Cá nhân cũng có thể thực hiện trách nhiệm này thông qua việc nộp phạt online tại cổng dịch vụ công quốc gia:
Các bước thực hiện cách nộp phạt vi phạm giao thông online qua cổng dịch vụ công quốc gia như sau:
Lưu ý rằng: Nếu quá thời hạn 10 ngày trên mà cá nhân/ tổ chức không nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cứ mỗi một ngày chậm nộp phạt, cá nhân/ tổ chức đó phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt phải nộp.
2. Nộp phạt vi phạm giao thông qua những ngân hàng nào?
– Như đã biết, hình thức nộp phạt tại ngân hàng là một trong những hình thức được pháp luật chấp thuận để cá nhân thực hiện trách nhiệm nộp phạt vi phạm giao thông. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho người dân cũng như giảm được những thủ tục rườm rà, tốn thời gian phải đi lại và nhân sự thực hiện hoạt động này. Hiện nay, có một số ngân hàng thương mại được kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt. Theo quy định, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể nộp phạt vi phạm tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.
Các ngân hàng thương mại được kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu thông thường sẽ được viết trong biên bản xử phạt, trong đó có thể kể tên một số ngân hàng như: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, MB Bank,… Khi người dân lựa chọn những ngân hàng này thực hiện thu tiền vi phạm thì ngân hàng được ủy nhiệm thu tiền phạt phải viết biên lai thu phạt có dấu đỏ của ngân hàng. Một biên lai sẽ được trao cho người đóng phạt giữ còn một bản sẽ được lưu trữ tại ngân hàng giữ để chuyển cho nhà nước;
Hình thức này càng ngày được cải tiến hơn vì từ ngày 01/07/2020, Nhà nước đã cho phép người dân có thể nộp phạt qua mạng qua hình thức thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Nên nếu cá nhân đã có tài khoản ngân hàng đã được kết nối với Cổng thông tin Dịch vụ công Quốc gia, Quý khách có thể nộp phạt qua hình thức trên thay vì nộp phạt trực tiếp tại ngân hàng.
– Cá nhân có hành vi vi phạm giao thông thì cần để ý về thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông ở ngân hàng được quy định. Cụ thể theo quy định tại Điều 73 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phải tuân thủ như sau:
+ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó;
Pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức được khiếu nại, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không được chống đối thực hiện nghĩa vụ này, nên cá nhân, tổ chức vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt sau đó khiếu nại, khởi kiện theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này;
+ Khi đã ban hành quyết định xử phạt thì Người có thẩm quyền xử phạt vẫn phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
3. Các bước để hoàn tất việc nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến qua ngân hàng:
Bạn có thể tham khảo hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến qua ngân hàng theo các bước sau đây:
Bước 1: Đăng nhập vào Cổng dịch vụ Công quốc gia
Truy cập vào trang web của Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn. Sau đó sẽ bấm vào biểu tượng 3 sọc ngang ở góc trên bên phải màn hình, nhấn nút chọn Đăng nhập. Nếu bạn chưa có tài khoản tại Cổng dịch vụ công quốc gia thì hãy tiến hành đăng ký trước.
Bước 2: Tra cứu thông tin về lỗi xử phạt
Cá nhân truy cập vào trang web sẽ chọn Thanh toán trực tuyến, sau đó đến mục Tra cứu/thanh toán vi phạm giao thông. Tiến hành nhập các thông tin trên biên bản xử phạt, gồm các thông tin bắt buộc: số biên bản, họ tên người vi phạm, đơn vị lập biên bản xử phạt: Tỉnh/thành phố, đơn vị cảnh sát giao thông, ngày vi phạm, mã bảo mật > Chọn Tra cứu. Kết quả sẽ hiển thị một số trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1: Khi mới có biên bản nên cơ quan công an chưa ra quyết định xử phạt, thì hệ thống sẽ hiển thị thông báo: “Chưa có quyết định xử phạt”;
Trường hợp 2: Trong trường hợp đã có quyết định xử phạt thì việc thanh toán hoàn tất, hệ thống sẽ hiển thị thông báo: “Quyết định xử phạt đã được thanh toán”;
Trường hợp 3: Còn trong tình huống kết quả hiện ra là đã có quyết định xử phạt và chưa được thanh toán, thông tin của cá nhân được hiện ra bao gồm: Số quyết định, Ngày ra quyết định, Hành vi vi phạm, Số tiền phạt.
Bước 3: Tiến hành nộp phạt
Giao diện trang Web sau khi hiện ra quyết định xử phạt vi phạm giao thông thì cần nhấn nút Thanh toán và nhận kết quả tại cơ quan xử phạt, thực hiện việc nhập thông tin người nộp tiền, chọn Thanh toán. Đến bước này thì cá nhân sẽ điền đầy đủ thông tin Tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập và Mã xác thực vào hệ thống.
Cần kiểm tra kỹ lại thông tin, chọn tài khoản thanh toán và chọn “Tiếp tục”. Cá nhân sẽ nhập mã xác thực và chọn “Tiếp tục” để thực hiện thanh toán. Sau khi thanh toán xong màn hình hiển thị kết quả giao dịch. Sau đó bấm chọn “Hoàn thành giao dịch” để kết thúc giao dịch và nhận biên lai theo mẫu quy định được in ra.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính.
THAM KHẢO THÊM: