Độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có ở trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn sẽ được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20°C.Vậy theo các quy định của pháp luật hiện hành thì nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông là bao nhiêu?
Khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có giải thích độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có ở trong rượu, bia tính theo phần trăm thể tích. Độ cồn sẽ được tính bằng số mililít ethanol nguyên chất trong 100 ml dung dịch ở 20°C. Theo đó có thể hiểu nồng độ cồn chính là chỉ số hàm lượng cồn thực phẩm được tính theo phần trăm thể tích và nồng độ này sẽ thường có trong rượu, bia. Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm có:
– Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc những người khác uống rượu, bia.
– Người mà chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
– Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người mà chưa đủ 18 tuổi.
– Sử dụng lao động là những người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, những chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước hay trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
– Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc là hơi thở có nồng độ cồn.
– Quảng cáo rượu mà có độ cồn từ 15 độ trở lên.
– Cung cấp các thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
– Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức.
– Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng ở trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ về nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.
– Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc là không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
– Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm về chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
– Những hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
Theo quy định trên, một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia đó chính là hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà ở trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Thêm nữa, căn cứ vào Điều 5, 6, 7, 8
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nồng độ cồn cho phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông là trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn phải bằng 0 (tức không được có nồng độ cồn). Do đó, người điều khiển phương tiện giao thông khi mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở dù ít hay nhiều, bất kể là bao nhiêu đều chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Theo đó, khi mà tham gia giao thông, để đảm bảo an toàn cũng như là không vi phạm quy định về nồng độ cồn thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ không được phép sử dụng rượu, bia.
2. Phạt hành chính khi vi phạm nồng độ cồn:
Khi người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ
2.1. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy:
– Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi 123/2021/NĐ-CP thì những người vi phạm nồng độ cồn mà chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
– Căn cứ điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi 123/2021/NĐ-CP thì những người vi phạm nồng độ cồn mà vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam cho đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
– Căn cứ điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi 123/2021/NĐ-CP thì những người vi phạm nồng độ cồn mà vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
2.2. Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
– Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi 123/2021/NĐ-CP thì những người vi phạm nồng độ cồn mà chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
– Căn cứ điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi 123/2021/NĐ-CP thì những người vi phạm nồng độ cồn mà vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam cho đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
– Căn cứ điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi 123/2021/NĐ-CP thì những người vi phạm nồng độ cồn mà vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
2.3. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
– Căn cứ điểm c khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi 123/2021/NĐ-CP thì những người vi phạm nồng độ cồn mà chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi có điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi có điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng.
– Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi 123/2021/NĐ-CP thì những người vi phạm nồng độ cồn mà Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam cho đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi có điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi có điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng.
– Căn cứ điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt được sửa đổi bổ sung bởi 123/2021/NĐ-CP thì những người vi phạm nồng độ cồn mà vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thở sẽ bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. Đồng thời người này sẽ bị Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi có điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi có điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019.
THAM KHẢO THÊM: