Một trong những tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng về nhà bếp trường mầm non là thiết kế nhà bếp. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng cho trẻ khi ăn tại trường thì các trường mầm non phải đủ điều kiện gì về bếp ăn. Bài viết dưới đây sẽ bàn về nội quy nhà bếp trường mầm non mẫu chuẩn và mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Nội quy nhà bếp trường mầm non mẫu chuẩn và mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm của trường học có bếp ăn nội trú, bán trú như sau:
– Bảo đảm về các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 07:2010/BYT) phòng chống bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số
– Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học cần phải bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố;
– Đối với người đang làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học cần phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định tại Thông tư số
– Đối với các trường học mà không có bếp ăn nội trú, bán trú ký hợp đồng với các cơ sở thì phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp thức ăn cho học sinh; căng tin của nhà trường phải bảo đảm yêu cầu tại điểm b khoản 1 Điều này.
Theo Khoản 3 Điều 6 Tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, TH, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT, nhà bếp, kho bếp của trường mầm non phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:
– Nhà bếp: độc lập với các khối phòng có chức năng khác; trong đó gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều;
– Kho bếp: phải được phân chia riêng biệt kho lương thực và kho thực phẩm; có lối nhập, xuất hàng thuận tiện, độc lập và phải được phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm; có thiết bị bảo quản thực phẩm.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về tiêu chí khối phòng tổ chức ăn của trường mầm non mức 1 như sau:
– Bếp ăn phải được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
– Kho thực phẩm phải được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Phải có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
Căn cứ Khoản 4 Điều 14 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về tiêu chí khối phòng tổ chức ăn của trường mầm non mức 2 như sau:
– Bếp ăn phải đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Căn cứ Khoản 4 Điều 19 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về tiêu chí khối phòng tổ chức ăn của trường mầm non mức 3 như sau:
– Bếp ăn phải đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
Theo đó, thì tuỳ vào loại trường mần non mà bạn tuân thủ các điều kiện như trên.
2. Tiêu chuẩn diện tích nhà bếp và nhà kho tại trường mầm non quy định ra sao?
Căn cứ theo Mục 5.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về Trường mầm non – Yêu cầu thiết kế quy định về khối phòng tổ chức ăn như sau:
– Khối phòng tổ chức ăn gồm:
– Nhà bếp: khu giao nhận thực phẩm, khu sơ chế, khu chế biến thực phẩm, khu nấu ăn, khu chia thức ăn;
– Nhà kho.
– Nhà bếp cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Độc lập với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và sân chơi;
+ Dây chuyền hoạt động một chiều, hợp vệ sinh;
+ Tiêu chuẩn diện tích từ 0,30 m2/trẻ đến 0,35 m2/trẻ;
+ Khu sơ chế và chế biến thực phẩm đủ ánh sáng, thông thoáng, ngăn cách với khu nấu ăn và khu chia thức ăn;
+ Khu chia thức ăn có cửa mở trực tiếp với hành lang chung để tới các phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
– Nhà kho cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Phân chia riêng biệt về kho lương thực và kho thực phẩm;
+ Có lối nhập, xuất hàng thuận tiện và độc lập;
+ Diện tích về kho lương thực từ 12 m2 đến 15 m2;
+ Diện tích về kho thực phẩm từ 10 m2 đến 12 m2 và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm.”
Theo đó, thì nhà bếp cần đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn diện tích từ 0,30 m2/trẻ đến 0,35 m2/trẻ.
Nhà kho cần đảm bảo yêu cầu diện tích kho lương thực từ 12 m2 đến 15 m2, diện tích kho thực phẩm từ 10 m2 đến 12 m2 và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm.
3. Khối phòng phục vụ học tập của trường mầm non được bố trí như thế nào?
Căn cứ theo Mục 5.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về Trường mầm non – Yêu cầu thiết kế quy định về khối phòng phục vụ học tập của trường mầm non cụ thể như sau:
– Khối phòng phục vụ học tập gồm:
+ Phòng giáo dục thể chất;
+ Phòng giáo dục nghệ thuật hoặc
+ Phòng đa chức năng.
– Khối phòng phục vụ về học tập nên bố trí cạnh khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và không đặt lẫn với khối phòng tổ chức ăn. Khi đặt riêng lẻ nên dùng hành lang cầu nối với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
– Diện tích phòng giáo dục thể chất và phòng giáo dục nghệ thuật được thiết kế với chỉ tiêu diện tích không nhỏ hơn 2,0 m2/trẻ nhưng không được nhỏ hơn 60 m2/phòng. Đối với trường có quy mô dưới 5 nhóm- lớp cho phép thiết kế một phòng chung.
4. Nội dung và trang thiết bị trong trường mầm non cần đảm bảo một số lưu ý gì?
Căn cứ tại Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về Trường mầm non – Yêu cầu thiết kế quy định một số điểm chú ý về nội dung và trang thiết bị trong trường mầm non, cụ thể như sau:
– Nội dung và trang thiết bị trong trường mầm non phải đảm bảo an toàn, có tính sư phạm và thẩm mỹ đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
– Nội dung của trang thiết bị cần được sắp xếp, trang trí gọn gàng, trật tự, thuận lợi và phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Về hình thức cần tạo dáng, mầu sắc tươi vui, hấp dẫn phù hợp với tính hiếu động của trẻ. Trang trí cần thay đổi theo từng chủ điểm, thu hút trẻ và treo vừa tầm với của trẻ.
– Phải có đủ các trang thiết bị , đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giảng dạy của cô và vui chơi, học tập của trẻ theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02.2010 “Danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non”, bao gồm: Đồ dùng trong lớp, đồ gỗ dùng vệ sinh, đồ dùng lao động, đồ dùng giảng dạy cho cô và học tập cho trẻ, đồ chơi phục vụ các loại trò chơi, tài liệu, sổ sách cho cô và sách học, sách tranh… cho trẻ.
– Trang thiết bị phải bền, đẹp, an toàn, có giá trị sử dụng cao, phù hợp nội dung giáo dục.
– Phải được bảo quản tốt, thường xuyên bổ sung, sửa chữa, thay thế.”
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia liên quan đến quy định về nội quy nhà bếp trường mầm non mẫu chuẩn và mới nhất. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học.
THAM KHẢO THÊM: