Trách nhiệm báo cáo và nội dung chung về báo cáo công tác bảo vệ môi trường? Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của các cơ quan có thẩm quyền?
Đối với hoạt động bảo vệ môi trường thì các cơ quan có thẩm quyền liên quan có nghĩa vụ phải báo cáo công tác bảo vệ đã thực hiện. Vậy nội dung, trách nhiệm lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường được
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Thông tư 19/2016/TT-BTNMT về báo cáo công tác bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
1. Trách nhiệm báo cáo và nội dung chung về báo cáo công tác bảo vệ môi trường?
Về trách nhiệm báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm được quy định tại Điều 134 Luật bảo vệ môi trường 2014, cụ thể tại Điều này quy định riêng từng cơ quan sẽ thực hiện báo cáo với cơ quan nào, theo đó thì:
– Ủy ban nhân dân cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có trách nhiệm tiến hành báo cáo công tác bảo vệ môi trường, cơ quan này sẽ tiến hành báo cáo đến Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện (tức cơ quan cấp trên trực tiếp) về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thuộc sự quản lý của cơ quan này.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có trách nhiệm tiến hành báo cáo công tác bảo vệ môi trường, cơ quan này sẽ tiến hành báo cáo đến báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường thuộc sự quản lý trên địa bàn huyện mình quản lý.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm tiến hành báo cáo công tác bảo vệ môi trường, cơ quan này sẽ tiến hành báo cáo đến báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn mà tỉnh mình quản lý.
– Đối với các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp thì Ban quản lý các khu này sẽ tiến hành báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường đối với khu mình quản lý và thực hiện.
– Các Bộ, ngành liên quan trong quá trình phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền quản lý bảo vệ môi trường thì các Bộ ngành này thực hiện báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình.
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: đối với các hoạt động bảo vệ môi trường mà Bộ này quản lý thì Bộ trưởng Bộ này sẽ tiến hành báo cáo Chính phủ, Quốc hội về công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước do Bộ mình quản lý.
Như vậy, đối với các hoạt động báo cáo của các cơ quan cụ thể được nêu trên thì Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện việc hướng dẫn việc xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường cụ thể để các cơ quan này thực hiện theo các hoạt động báo cáo này.
Khi đã xác định được các cơ quan có nghĩa vụ
– Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường: Thành phần môi trường trong nội dung báo cáo cần được trình bày trong báo cáo rõ ràng cả về hiện trạng và diễn biến của thành phần này để cơ quan nhận báo cáo nắm bắt được cụ thể thực trạng môi trường.
– Quy mô, tính chất và tác động của các nguồn phát thải: các nguồn phát thải được hiểu là nguồn gốc của các chất thải được xả ra môi trường trong quá trình các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất…Trong báo cáo cần xác định rõ nguồn phát thải xuất phát từ đâu, quy mô và tính chất của nguồn rác thải để xác định các nguồn này đạt các tiêu chuẩn hay không.
– Tình hình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; kết quả thanh tra, kiểm tra: Từng cơ quan khi thực hiện báo cáo đối với địa bàn mình quản lý đề phải nêu được tại địa bàn mình có tình hình thực hiện các quy định bảo vệ môi trường như thế nào, có hay không sự vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường, thực trạng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật tại địa phương.
– Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tình hình xử lý: Thực tế trên địa bàn của cơ quan báo cáo quản lý nếu có các nguồn ô nhiễm, cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm thì sẽ phải liệt kê vào danh mục trong báo cáo để cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được và tiến hành thanh tra, kiểm tra.
– Nguồn lực về bảo vệ môi trường: mỗi địa phương trong quá trình quản lý bảo vệ môi trường đều phải tiến hành triển khai các nguồn lực để bảo vệ môi trường, nguồn lực này hoạt động như thế nào, hiệu quả của các hoạt động này ra sao.
– Đánh giá công tác quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường: quá trình quản lý công tác bảo vệ môi trường của các cơ quan lập báo cáo sẽ phải đánh giá các công tác quản lý của mình trong khoảng thời gian trước khi thực hiện báo cáo.
– Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường: qua các thực tiễn mà cơ quan báo cáo tiến hành báo cáo thực trạng bảo vệ môi trường ở địa phương mình thì cơ quan này cần phải tìm ra được phương hướng và giải pháp để khắc phục các thực trạng trên địa bàn mình.
Như vậy, các cơ quan được quy định nêu trên có nghĩa vụ thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường cho Hội đồng nhân dân cùng cấp và Cơ quan cấp trên trực tiếp, nội dung của báo cáo công tác bảo vệ môi trường phải đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của các cơ quan có thẩm quyền?
Tại Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-BTNMT về báo cáo công tác bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định cụ thể như sau:
– Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải thể hiện được các hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn đề môi trường như nội dung bắt buộc đã nêu ở phần trên để thể hiện được các nội dung cơ bản về thực trạng môi trường nơi thực hiện báo cáo.
Các nội dung cần thể hiện trong hiện trạng môi trường phải thể hiện được hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường trong báo cáo. Các thành phần này cần được quy định chi tiết và ghi diễn biến qua từng thời gian. Đồng thời báo cáo phải thể hiện rõ được khu vực môi trường tại địa phương thực hiện báo cáo bị ô nhiễm, suy thoái như thế nào, chỉ ra các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường gây nên các hậu quả ô nhiễm đó để có cơ sở tìm giải pháp khắc phục. Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường khi thực hiện báo cáo phải nắm bắt và trình bày trong báo cáo được các cơ sở có nguồn thải lớn, nguồn chất thải ra sao; cần nắm bắt được cụ thể cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thực trạng đã xử lý hành vi vi phạm hay chưa; tình hình phát sinh chất thải; các vấn đề môi trường chính mà Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận thấy cần phải giải
– Nội dung báo cáo bảo vệ môi trường còn phải có nội dung về tình hình và kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường đã được thực hiện qua kỳ báo cáo.
Về công tác quản lý bảo vệ môi trường được thực hiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nguồn lực bảo vệ môi trường. Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần trình bày cụ thể hoạt động xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, cải thiện những điểm thiếu sót và chưa thực hiện được đối với các quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn có trách nhiệm báo cáo các nội dung về việc tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước và hoạt động bảo vệ môi trường dưới sự chỉ đạo và triển khai các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường vào thực tế.
– Sau khi đã báo cáo các tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương do mình quản lý thì Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đề ra được các phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả và định hướng cho năm tới để nhằm đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường.
– Uỷ ban nhân dân các cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất, kiến nghị các phương án giải quyết các hậu quả của các hành vi vi phạm môi trường.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm báo cáo và nội dung chung về báo cáo công tác bảo vệ môi trường.