Thanh tra phòng chống tham nhũng? Hướng dẫn nội dung công tác thanh tra phòng chống tham nhũng? Thẩm quyền thanh tra phòng chống tham nhũng?
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, trong cơ quan nhà nước, bộ nay chính quyền từ trung ương đến địa phương khi có nạn tham nhũng đang diễn ra nghiêm trọng và gây nhiều bức xúc trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc phòng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Phòng chống tham nhũng được coi là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của cả người dân và doanh nghiệp. Để đảm bảo công tác phòng chống tham nhũng thì pháp luật phòng chống tham nhũng đã quy định về thanh tra phòng chống tham nhũng để đảm bảo sự công khai, minh bạch, kiểm soát xung đột lợi ích, …Vậy nội dung công tác thanh tra phòng chống tham nhũng được pháp luật quy định như thế nào?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về hướng dẫn nội dung công tác thanh tra phòng chống tham nhũng theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về phòng chống tham nhũng khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Cơ sở pháp lý:
– Luật Phòng, chống tham nhũng 2018;
-Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng.
Mục lục bài viết
1. Thanh tra phòng chống tham nhũng
Thanh tra hay có thể được hiểu cách khác nhất là kiểm soát viên và công việc của những kiếm soát viên là xem xét, đánh giá và cùng lúc xử lý về việc thực hiện pháp luật của tổ chức hoặc là cá nhân do tổ chức, hay là người có quyền về thẩm định thực hiện theo một trình tự pháp luật quy định để nhằm phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ về lợi ích nhà nước và quyền lợi hợp pháp của chư thể quyền sở hữu của tổ chức hoặc là cá nhân khác. Hoạt động chính của thanh tra là quản lý về thị trường và được gọi là kiểm soát.
Phòng, chống tham nhũng được quy định dưới góc độ pháp lý là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức và đơn vị đề cao vai trò của xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới.
2. Hướng dẫn nội dung công tác thanh tra phòng chống tham nhũng
– Việc thực hiện công khai, minh bạch theo quy định+ Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp, tổ chức; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.
+ Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện còn phải công khai, minh bạch các nội dung sau: quy chế huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; quyền lợi và nghĩa vụ của người đóng góp, người được hưởng lợi; mục đích huy động các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; đối tượng, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp; kết quả huy động, bao gồm: danh sách các đối tượng đóng góp, tài trợ, hình thức và mức đóng góp, tài trợ của từng đối tượng; kết quả quản lý, sử dụng các khoản huy động vào mục đích từ thiện.
– Việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và pháp luật khác có liên quan, công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích như sau:+ Quy định cụ thể các trường hợp xung đột lợi ích, trách nhiệm thông tin, báo cáo về các trường hợp xung đột lợi ích và công khai, phổ biến, tập huấn cho toàn thể người lao động, thành viên của doanh nghiệp, tổ chức;
+ Quy định và thiết lập cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức, bao gồm việc giám sát và áp dụng các biện pháp phù hợp khác theo thẩm quyền để kiểm soát xung đột lợi ích;
+ Có biện pháp bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đã thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khi bị thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại;
+ Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp xung đột lợi ích dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật cần phải ngăn chặn, xử lý kịp thời.
– Việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng theo quy định Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định này và pháp luật khác có liên quan, công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu như sau:+ Quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý;
+ Quy định hình thức xử lý trách nhiệm, các trường hợp được xem xét loại trừ, miễn, giảm hoặc bị tăng nặng trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý;
+ Quy định trình tự, thủ tục xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý.
3. Thẩm quyền thanh tra phòng chống tham nhũng
Theo như quy định tại điều 59 Thẩm quyền thanh tra tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng thì Thanh tra bộ quản lý lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của công ty đại chúng, tổ chức tín dụng có thẩm quyền thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng đó trừ các trường hợp Công ty đại chúng, tổ chức tín dụng có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh khi có căn cứ quy định tại Điều 58 của Nghị định này mà Thanh tra bộ quản lý lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của công ty đại chúng, tổ chức tín dụng đó không tiến hành thanh tra.
Quyết định thanh tra phải được gửi Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ có thẩm quyền và Thanh tra Chính phủ thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện; doanh nghiệp, tổ chức khi được Thủ tướng Chính phủ giao hoặc khi có căn cứ quy định có dấu hiệu thực hiện không đúng quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, bao gồm: không ban hành quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp theo quy định; có thực hiện nhưng không kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định và yêu cầu của việc giải quyết phản ánh, tố cáo về hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng mà các Cơ quan thanh tra quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 59 Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng không tiến hành thanh tra.
– Thanh tra Bộ Nội vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức xã hội do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện trừ các trường hợp Thanh tra Chính phủ thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện; doanh nghiệp, tổ chức khi được Thủ tướng Chính phủ giao hoặc khi có căn cứ quy định tại Điều 58 của Nghị định này mà các Cơ quan thanh tra quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 59 Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng không tiến hành thanh tra.
– Thanh tra tỉnh thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức sau đây:
+ Công ty đại chúng, tổ chức tín dụng có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh khi có căn cứ quy định tại Điều 58 của Nghị định 59/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng mà Thanh tra bộ quản lý lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chính của công ty đại chúng, tổ chức tín dụng đó không tiến hành thanh tra. Quyết định thanh tra phải được gửi Thanh tra Chính phủ và Thanh tra bộ có thẩm quyền. Trước khi ra quyết định thanh tra, Chánh Thanh tra tỉnh phải trao đối với Chánh Thanh tra bộ có thẩm quyền. Trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ để xem xét, quyết định.
+ Tổ chức xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện.