Nội dung nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự về nguyên tắc hai cấp xét xử.
Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là quan điểm chung có hướng chỉ đạo trong tổ chức tố tụng. Nguyên tắc này được tổ chức thực hiện bằng các quy định cụ thể của thủ tục tố tụng trong pháp luật tố tụng của mỗi quốc gia. Thủ tục tố tụng càng chính xác thì nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử càng phát huy hiệu quả của nó trong bảo đảm xét xử đúng đắn, khách quan vụ án và bảo vệ có hiệu quả quyền của người tham gia tố tụng. Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử được quy định tại Điều 17 – Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung 2011:
“1.
Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Bản án, quyết định sơ thẩm củaTòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật; đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. 2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của Bộ luật này”.
Ngoài ra, nguyên tắc này còn được quy định thêm về thời hạn kháng cáo và kháng nghị tại Điều 245, 247, 252 – BLTTDS Tham khảo thêm quy định cụ thể trong phần phụ lục đính kèm . Từ các quy định của BLTTDS có thể hiểu nội dung cơ bản của nguyên tắc này như sau :
Thứ nhất, các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Theo đó các bản án, quyết định của tòa án sơ thẩm khi ban hành sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà được trù liệu một thời hạn nhất định cho các đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị. Hết thời hạn đó mà các chủ thể không kháng cáo, kháng nghị thì bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, còn nếu bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Tuy nhiên, phạm vi phúc thẩm là chỉ xét lại những nội dung do đương sự kháng cáo và bị giới hạn bởi phạm vi mà bản án sơ thẩm đã giải quyết. Toà phúc thẩm không thể giải quyết những yêu cầu mới vì nếu như vậy sẽ vừa xét xử sơ thẩm vừa xét xử phúc thẩm ngay nên sẽ vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử.
>>> Luật sư
Thứ hai, bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và phải được thi hành. Quy định này nhằm bảo đảm cho tính nhanh chóng của tố tụng cũng như tránh tình trạng lạm dụng quyền yêu cầu xét lại của đương sự để kéo dài vụ án, pháp luật quy định chỉ cho phép đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị một lần.Theo đó, những bản án, quyết định của tòa án phúc thẩm là chung thẩm và được mọi chủ thể tuyệt đối chấp hành. Giám đốc thẩm và tái thẩm không phải là cấp xét xử thứ ba mà chỉ là một thủ tục đặc biệt để xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nước ta, chỉ những người có thẩm quyền đứng đầu cơ quan tòa án hoặc viện kiểm sát mới có quyền kháng cáo giám đốc thẩm hay tái thẩm mà không trao quyền đó cho các đương sự,