Đối tượng áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mới nhất? Ý nghĩa Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội? Nội dung của Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mới nhất?
Trong những năm gần đây, nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi ứng xử chưa đúng mục trên mạng xã hội như Facebook, Zalo,Tiktok ảnh hưởng đến xã hội. Ngày 17/6/2021 Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Bộ quy tắc ra đời nhằm hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, tạo thói quen tích cực, giáo dục ý thức trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội. Vậy, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mới nhất áp dụng đối với đối tượng nào? Nội dung của Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mới nhất bao gồm những nội dung gì?
Cơ sở pháp lý:
– Quyết định số 874/QĐ-BTTTT về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Đối tượng áp dụng Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội:
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định số 874/QĐ-BTTTT Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội sẽ được áp dụng cho 03 nhóm đối tượng sau:
– Một là, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội;
– Hai là, tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội; (iii) Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.
2. Ý nghĩa Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 874/QĐ-BTTTT Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành nhằm mục đích sau:
Hiện nay, pháp luật nước ta có
Do vậy, Bộ Quy tắc này ban hành với mục đích tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; đặc biệt quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh. Góp phần Xây dựng chuẩn mực đạo đức về ứng xử, hành vi trên mạng xã hội, tạo thói quen tích cực, giáo dục ý thức trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội đồng thời góp phần xây dựng môi trường mạng lành mạnh, lành mạnh tại Việt Nam.
3. Nội dung của Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Chương II Quyết định số 874/QĐ-BTTTT Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành bao gồm những nội dung sau:
Một, quy tắc ứng xử chung là những quy tắc áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng như sau:
– Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, tuân thủ pháp luật Việt Nam;
– Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định, hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin một cách nghiêm túc.
– Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội cần phải phù hợp với các giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
– Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các ứng xử, hành vi trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý các nội dung, hành vi có thông tin vi phạm pháp luật. Theo đó, người tham gia mạng xã hội cần phải chịu trách nhiệm về các hành vi ứng xử trên mạng xã hội của mình đối với người khác. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội và người tham gia mạng xã hội đều có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật trên mạng xã hội.
Hai, quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân:
– Tổ chức, cá nhân cần tích cực tìm hiểu và tuyệt đối tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký và khi tham gia mạng xã hội.
– Tổ chức, cá nhân nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực địa chỉ trang mạng, tên hiệu, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
– Tổ chức, cá nhân phải tích cực thực hiện biện pháp bảo mật tài khoản mạng xã hội, tự quản lý và nhanh chóng
– Chia sẻ những thông tin có nguồn đáng tin cậy, chính thống.
– Không sử dụng từ ngữ gây thù hận, phân biệt vùng miền, kích động bạo lực, giới tính, tôn giáo; có các ứng xử hoặc hành vi phù hợp với những giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thống của dân tộc Việt Nam;
– Sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội; Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác;
– Nhà nước khuyến khích sử dụng mạng xã hội để quảng bá, tuyên truyền về đất nước – con người, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt – việc tốt, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam.
– Bộ Quy tắc quy định vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia bảo vệ, giáo dục trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
Ba, quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước:
– Cán bộ, viên chức, công chức và người lao động trong cơ quan nhà nước thực hiện nội dung nêu tại mục (2) nêu trên;
– Cán bộ, viên chức, công chức và người lao động trong cơ quan nhà nước phải thực hiện nội quy của cơ quan, tổ chức về việc cung cấp thông tin lên mạng xã hội.
–
Bốn, quy tắc ứng xử cho các cơ quan nhà nước:
– Cơ quan nhà nước phải thực hiện nội dung quy định cho tổ chức, cơ quan nêu tại mục (2) nêu trên;
– Cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo mật, quản lý các tài khoản mạng xã hội và phải nhanh chóng thông báo tới nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản của cơ quan, tổ chức bị mất quyền kiểm soát hoặc bị giả mạo.
– Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin trên mạng xã hội thống nhất, đồng bộ với thông tin đã được cung cấp trên các phương tiện truyền thông chính thống khác.
– Cơ quan nhà nước nên có phản hồi trước những ý kiến trên mạng xã hội về vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức, cơ quan của mình.
Năm, quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội:
– Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội có trách nhiệm công bố rõ ràng các điều khoản sử dụng dịch vụ, bao gồm tất cả các quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng.
– Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cần ban hành và công khai các biện pháp phát hiện, thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn và loại bỏ các nội dung thông tin vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật.
– Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội khi nhận được thông báo yêu cầu loại bỏ các thông tin vi phạm bản quyền, vi phạm pháp luật từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội để xử lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
– Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội có trách nhiệm hướng dẫn người sử dụng mạng xã hội, bảo vệ và hỗ trợ quyền, lợi ích hợp pháp của “người yếu thế” trong xã hội (người nghèo, trẻ em, trẻ vị thành niên, người khuyết tật người dân tộc thiểu số…) sử dụng mạng xã hội lành mạnh, an toàn nhằm tránh bị lạm dụng, khai thác, bạo lực về tinh thần trên mạng xã hội. Đồng thời có biện pháp để bảo đảm sự an toàn và phát triển lành mạnh của trẻ em, trẻ vị thành niên trên mạng xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội có trách nhiệm không thu thập thông tin cá nhân và cung cấp thông tin của người sử dụng dịch vụ cho bên thứ ba khi chưa được sự cho phép của chủ thể thông tin, tôn trọng quyền được bảo vệ thông tin của người sử dụng,