Trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Và một trong những quyền được ghi nhận hết sức ý nghĩa và quan trọng là quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ mà pháp luật không cấm. Cùng tìm hiểu tự do kinh doanh là gì? Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc tự do kinh doanh là gì?
Nguyên tắc tự do kinh doanh là nguyên tắc hiến định, theo đó các chủ thể kinh doanh được tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tự do kinh doanh phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, có nghĩa là khi thực hiện các quyền cụ thể trong nội dung của quyền tự do kinh doanh, các chủ thể phải tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định hoặc phải thực hiện một số nghĩa vụ tương ứng.
2. Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành:
Theo quy định hiện hành, quyền tự do kinh doanh được ghi nhận là một trong những quyền cơ bản của công dân thể hiện qua Điều 33 Hiến pháp năm 2013, theo đó mọi người đều có quyền tự do kinh doanh với bất kể ngành nghề nào, chỉ cần là trong khuôn khổ những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Điều này đã được cụ thể hóa từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện quyền của công dân, cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 7
Thứ hai, quyền tự do kinh doanh còn được ghi nhận qua Khoản 3 Điều 4 “
3. Nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh:
Theo quy định của pháp luật, quyền tự do kinh doanh được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, cá nhân, tổ chức có quyền được tự mình lựa chọn những ngành nghề mà mình muốn kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề đó.
–Thứ hai, quyền được tự do lựa chọn mô hình kinh doanh cho mình từ việc quyết định về vốn đầu tư, chỉ cần mức vốn đó đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu là kinh doanh một số ngành nghề đặc thù theo quy định. Bên cạnh đó, có thể quyết định điều chỉnh quy mô kinh doanh của mình thông qua việc huy động vốn.
– Thứ ba, được quyền tự lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, chỉ cần đảm bảo các quy định về loại hình đó như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế: .
– Thứ tư, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được toàn quyền thực hiện những vấn đề liên quan như lựa chọn khách hàng, thỏa thuận, ký kết hợp đồng, nội dung thực hiện,…
– Thứ năm, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được tự do cạnh tranh một cách lành mạnh. Khi phát sinh tranh chấp, các chủ thể có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp được pháp luật quy định như thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại hay tòa án.
4. Đặc điểm đặc thù của quyền tự do kinh doanh:
Trên cơ sở ghi nhận của Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa của Luật doanh nghiệp năm 2020, quyền tự do kinh doanh có những đặc điểm đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, việc thực hiện quyền tự do kinh doanh chỉ được thực hiện trong phạm vi khuôn khổ những ngành, nghề được pháp luật cho phép.
– Tại Khoản 6 Điều 16 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng chỉ rõ cấm kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động. Điều này có thể hiểu khi thực hiện hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần loại trừ những ngành nghề mà pháp luật cấm.
– Những ngành, nghề mà pháp luật cấm kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 bao gồm:
+ Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư 2020;
+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư 2020;
+ Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư 2020;
+ Kinh doanh mại dâm;
+ Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
+ Kinh doanh pháo nổ;
+ Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 7 Luật đầu tư năm 2020 đối với một số ngành, nghề kinh doanh đặc thù, cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh nhưng chỉ khi đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật đặt ra nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, sức khỏe, đạo đức.
– Những ngành, nghề đầu tư kinh doanh đặc thù cần có điều kiện được quy định rõ trong danh mục ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020.
– Điều kiện để được kinh doanh đối với một số ngành nghề đặc thù được quy định rõ trong các văn bản pháp luật do Việt Nam ban hành và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Những quy định này phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Theo Hiến pháp năm 2013 đã công nhận về quyền tự do kinh doanh, theo đó: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33). Trên cơ sở này, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng đã cụ thể hóa quyền này như sau:
“Điều 7. Quyền của doanh nghiệp
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy có thể thấy, quyền tự do kinh doanh vốn là quyền được ghi nhận cho mọi cá nhân, tổ chức đều có thể thực hiện. Tuy nhiên, ngay trong quy định cũng đã xác định rõ, quyền tự do kinh doanh chỉ có thể thực hiện trong khuôn khổ những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Bên cạnh đó, Luật đầu tư năm 2020 cũng đã xác định rõ bênh cạnh những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
Đối chiếu với quy định này, kinh doanh dịch vụ cầm đồ không rơi vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, khi đối chiếu với danh mục số 4 ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020 thì đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Như vậy, để được kinh doanh về dịch vụ cầm đồ bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện và thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tại