Thuật ngữ nội chính hiện nay được hiểu, sử dụng, xác định và thể hiện chưa thực sự thống nhất trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Khi sử dụng thuật ngữ nội chính là các hoạt động của những cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Quy định về Ban Nội chính Trung ương Đảng?
Mục lục bài viết
1. Nội chính là gì?
Nội chính là công việc chính trị đối nội của một quốc gia.
Đây là hoạt động điều hành có tính chất đối nội của quốc gia chủ yếu trên tất cả các lĩnh vực bao gồm: chính trị, hoạt động nhà nước, an ninh, quốc phòng, tư pháp, thanh tra.
2. Cơ quan nội chính là gì?
Khi xem xét thuật ngữ này gắn với hoạt động của Nhà nước, chúng ta có thể hiểu theo nghĩa rộng, đó là toàn bộ công việc thuộc chức năng đối nội của Nhà nước, là việc quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống – xã hội của một quốc gia, như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Trong bộ máy nhà nước có một số cơ quan, tổ chức là lực lượng trực tiếp, chủ yếu thực hiện công tác nội chính, gồm: Quân sự, Công an, Kiểm sát,
3. Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là một ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Cơ cấu tổ chức Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam:
Lãnh đạo Ban
Ban Nội chính Trung ương có Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
– Phan Đình Trạc – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban
– Võ Văn Dũng – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực
– Trần Quốc Cường – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban
– Phạm Gia Túc – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban
– Nguyễn Thái Học – Phó Trưởng ban
– Nguyễn Thanh Hải – Phó Trưởng ban
Cơ cấu tổ chức
– Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, vụ việc
– Vụ Pháp luật
– Vụ Cơ quan nội chính
– Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng
– Vụ Cải cách tư pháp
– Vụ Nghiên cứu tổng hợp
– Vụ Địa phương I (tại Hà Nội)
– Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng)
– Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh)
– Vụ Tổ chức – Cán bộ
– Văn phòng
– Tạp chí Nội chính.
Biên chế
Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương thống nhất xác định biên chế của Ban Nội chính Trung ương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm của Ban Nội chính Trung ương; đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Nội chính Trung ương được thực hiện chế độ chuyên gia, biệt phái, cộng tác viên; khi cần thiết, được mời một số cán bộ của các cơ quan liên quan phục vụ công tác của Ban và thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.
5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
Ban Nội chính Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nội chính của Đảng, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
– Nghiên cứu, tham mưu
+ Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu những quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng về công tác xây dựng pháp luật, trọng tâm là những đề án liên quan đến lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
+ Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu một số chủ trương, chính sách lớn về an ninh quốc gia, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; phối hợp nghiên cứu, tham mưu về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nội chính (viện kiểm sát, Tòa án, tư pháp, thanh tra, công an, quân đội), Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực nội chính, tư pháp ở Trung ương.
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp; cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo quy định.
+ Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng lý luận về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
– Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
+ Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
+ Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp.
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở các cơ quan nội chính, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
+ Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xử lý một số vụ việc, vụ án được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giao.
+ Chủ trì hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cho các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy và đội ngũ cán bộ làm công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của các cấp ủy, tổ chức đảng; tham gia về phương hướng, nhiệm vụ công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp của các tỉnh ủy, thành ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác về kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp theo quy định của Đảng.
– Thẩm định
Thẩm định hoặc tham gia ý kiến đối với các đề án, các chủ trương thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
– Tham gia về công tác tổ chức, cán bộ
+ Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
+ Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thẩm định, tham gia ý kiến về công tác cán bộ đối với các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các chức danh khác theo quy định.
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương theo quy định của Bộ Chính trị, Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
– Hợp tác quốc tế về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương giao.
– Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Ban Nội chính Trung ương được quyền:
+ Yêu cầu các cơ quan nội chính, tư pháp Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương báo cáo định kỳ hoặc đột xuất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan làm việc, báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
+ Tham dự các phiên họp của các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương.
6. Chế độ làm việc, mối quan hệ công tác:
– Căn cứ Quyết định này, Ban Nội chính Trung ương xây dựng và ban hành Quy chế làm việc và các quy trình công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao; quy định chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác giữa các vụ, đơn vị trực thuộc Ban.
– Ban Nội chính Trung ương chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ Cơ quan thường trực của các Ban Chỉ đạo này; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Ban Chỉ đạo theo quy định.
Quan hệ giữa Ban Nội chính Trung ương với tỉnh ủy, thành ủy, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương là quan hệ giữa cơ quan tham mưu, giúp việc và cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ của Trung ương với cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quy chế phối hợp và theo các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
– Ban Nội chính Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương xây dựng, ban hành hoặc trình Ban Bí thư ban hành quy chế phối hợp công tác.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Quyết định số 216-QĐ/TW quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban nội chính Trung ương.