Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ được hình thành trong khoản vay của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong nhu cầu sử dụng. Từ đó mang đến khoản nợ công cần đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, sử dụng cho các nhu cầu tìm kiếm lợi ích chung. Hướng đến hiệu quả trong quản lý và xây dựng nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Nợ chính quyền địa phương là gì?
Luật Quản lí nợ công năm 2017 qui định như sau: “Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.”.
Như vậy có thể thấy trong tính chất được thực hiện của khoản vay. Gắn với các nhu cầu sử dụng vốn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong đó, đảm bảo cho các hoạt động thực hiện với tính chất quản lý nhà nước. Có thể xác định với các tiêu dùng thường xuyên hoặc các nhu cầu đầu tư. Hướng đến quyền và lợi ích tốt nhất đối với người dân trong địa bàn. Khi được tiếp cận với các dịch vụ công hiệu quả cũng như trong các phát triển đối với đất nước.
Với tính chất đặc biệt của chủ thể vay nên được xác định là nợ công. Thực hiện chi trả đối với ngân sách của địa phương. Các hoạt động thu, chi ngân sách phải đảm bảo nghĩa vụ được thực hiện hiệu quả. Hình thức tiền nợ được triển khai với quy định tại Điều 4 của luật này: Điều 4. Phân loại nợ công.
Trong đó, nợ chính quyền địa phương bao gồm:
– Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Thực hiện với các nhu cầu vay thông qua trái phiếu phát hành. Các chủ thể nắm giữ trái phiếu được thanh toán vốn và lãi khi đến hạn.
– Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Hình thức vay vốn trong thể hiện các nhu cầu hiệu quả. Cũng như tiếp xúc nhiều nhu cầu cho vay trên thực tế.
– Trong các khoản vay được thực hiện với tính chất quản lý nhà nước. Vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước. Các khoản vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Các cơ quan nhà nước trong khoản cho vay ở tính chất định hướng phát triển đất nước.
2. Nợ chính quyền địa phương tiếng Anh là gì?
Nợ chính quyền địa phương – danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Local Government Debt.
3. Quản lý nợ chính quyền địa phương:
3.1. Mục đích vay của chính quyền địa phương:
Theo quy định tại Điều 49:
“Điều 49. Mục đích vay của chính quyền địa phương
1. Bù đắp bội chi của ngân sách địa phương theo quy định của
2. Vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương theo quy định của
Như vậy, các ý nghĩa được xác định hiệu quả đối với hoạt động của cơ quan. Trong đó, quan tâm đến thu chi được thực hiện. Với các nhu cầu chi quá lớn, nguồn thu ngân sách không đảm bảo được hiệu quả sử dụng. Cho nên mục đích vay trước tiên phải kể đến là bù đắp với bội chi ngân sách.
Thứ hai, trả nợ gốc của ngân sách địa phương. Quan tâm đến các khoản nợ được xác định với nghĩa vụ cần thực hiện với nhà nước. Khi các khoản thu ngân sách được đảm bảo với các nghĩa vụ của các chủ thể. Cho nên cần thực hiện khoản vay để thực hiện các nghĩa vụ này. Đây cũng là hai mục đích duy nhất được xác định để thực hiện vay của chính quyền địa phương. Từ đó mang đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Cũng như hiệu quả đối với công tác hoạt động và sử dụng ngân sách nhà nước.
3.2. Nguyên tắc vay của chính quyền địa phương:
Nguyên tắc đảm bảo cho quá trình thực hiện các khoản vay hiệu quả. Và là nội dung được quy định tại Điều 50 về Nguyên tắc vay của chính quyền địa phương. Trong đó, có 3 nguyên tắc được triển khai như sau:
– Vay cho bù đắp bội chi của ngân sách địa phương. Quan tâm đến nhu cầu sử dụng thực tế. Và khoản vay này chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển để thực hiện chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Gắn với hoạt động đầu tư cụ thể. Từ đó các khoản chi ngân sách mới có ý nghĩa. Hướng đến các tìm kiếm và phản ánh lợi ích tốt nhất với trung hạn. Và nhanh chóng thực hiện các nghĩa vụ trong trả lại ngân sách nhà nước.
– Bảo đảm mức dư nợ vay của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Các thu chi phải cân đối trên khả năng và điều kiện thực tế với các nhu cầu vay phải đảm bảo trong giới hạn đã được xác định. Từ đó mà kiểm soát được với các quyền hạn cũng như nhu cầu được thanh toán trên thực tế.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không được trực tiếp vay nước ngoài. Chỉ được tiến hành với các khoản vay khác trong các hình thức có thể thực hiện.
3.3. Hình thức vay của chính quyền địa phương:
Hình thức mang đến các cách thức được thực hiện. Cũng như với các khả năng trong tiếp cận khoản vay hiệu quả. Các hình thức khác nhau lại quy định cho các chủ thể có thể tham gia cho vay. Trong đó, các quyền lợi được xác định với gốc và lãi được thanh toán khi đến hạn. Nội dung này được quy định tại Điều 51 như sau:
“Điều 51. Hình thức vay của chính quyền địa phương
1. Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước.
2. Vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
3. Vay từ các nguồn tài chính khác trong nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”.
Như vậy, có thể thấy với hình thức với các khoản vay trong nước và nước ngoài. Các quy định pháp luật cung cấp đầy đủ với các tiếp cận khoản vay. Trong đó, có thể tiến hành bằng phát hành trái phiếu với thị trường vốn trong nước. Tiếp cận các nhà đầu tư trong nước nắm giữ trái phiếu. Mang đến các chủ thể có quyền lợi với phạm vi đảm bảo. Các Ủy ban nhân dân trong nghĩa vụ nợ với các nhà đầu tư trong nước.
Các nguồn vốn mang tính chất quốc tế hoặc nước ngoài phải trong điều kiện cho phép. Khi đó là các khoản vay lại từ vốn vay ODA. Đây là khoản vay thúc đẩy hoạt động phát triển đất nước của Chính phủ. Trong mối quan hệ với các chủ thể quốc tế. Do đó mà có thể mang đến các tiềm năng và lợi ích trực tiếp. Hướng đến tìm kiếm hiệu quả trong hoạt động. Cũng như các nghĩa vụ được đảm bảo tốt hơn.
Các khoản vay ưu đãi nước ngoài sẽ được thực hiện. Trong khi các khoản vay thông thường có tính chất nước ngoài thì không. Bởi vì với với hoạt động địa phương cần đảm bảo trong lợi ích tìm kiếm từ đầu tư. Các chủ thể nước ngoài trong ý đồ thực hiện kinh doanh rất đa dạng. Do đó mà các khoản đầu tư phải được đảm bảo điều kiện mới được thực hiện.
3.4. Điều kiện vay của chính quyền địa phương:
Điều kiện được xây dựng cho các cơ quan. Khi muốn thực hiện các khoản vay của chính quyền địa phương. Phải đảm bảo với các Điều kiện cụ thể theo quy định tại Điều 52. Điều 52. Điều kiện vay của chính quyền địa phương như sau:
Xét với các khoản vay được thực hiện trong nước. Phải được xác định trong nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. Thể hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Gắn với các ý nghĩa hoạt động và tìm kiếm lợi ích trong hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan. Trong đó trước tiên tìm kiếm phát triển với địa phương. Sau là củng cố và mang đến lợi ích, tiềm năng trong phát triển đất nước.
Phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật. Đảm bảo trong nội dung chính sách, kế hoạch cũng như các ý nghĩa xác định. Hướng đến chức năng và công việc được thực hiện của cơ quan này. Thuộc danh mục đầu tư công trung hạn của chính quyền địa phương đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
– Có kế hoạch vay theo từng nguồn vốn để đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công. Định hướng sử dụng hiệu quả đối với nguồn vốn. Trong đó, tiếp cận với các lợi ích và tiềm năng phát triển được quan tâm hơn cả.
– Trường hợp vay thông qua phát hành trái phiếu. Đề án phát hành trái phiếu phải được lập và thẩm định theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu. Thực hiện thông qua uy tín và ý nghĩa thực hiện vay vốn của các cơ quan nhà nước.
– Trị giá khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải trong mức dư nợ vay và bội chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Khi các nguồn thu không đủ thực hiện cho các yêu cầu sử dụng cần thiết. Và các giá trị nợ phải nằm trong giới hạn kiểm soát. Để đảm bảo mang đến hiệu quả hoạt động của cơ quan. Cũng như có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn.
Vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này.
Với vốn vay ODA là vốn được Chính phủ vay trong tìm kiếm và phát triển đất nước. Trong các khoản vay đối với các chủ thể luật quốc tế. Nội dung thể hiện trong các điều kiện đặt ra là:
– Có chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Chương trình, dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản này có sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
– Không có nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài quá hạn trên 180 ngày;
– Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương tại thời điểm đề nghị vay lại không vượt quá mức dư nợ vay của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
– Ngân sách địa phương cam kết trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Quản lí nợ công năm 2017.