Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành về sử dụng ngoại hối ngay ở trên lãnh thổ Việt Nam thì niêm yết giá bằng ngoại tệ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Có được niêm yết giá bằng ngoại tệ không?
Tại Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định trên lãnh thổ Việt Nam, mọi các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và cả các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, sẽ chỉ trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thêm nữa, tại Điều 3 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất Thông tư về vấn đề hạn chế sử dụng ngoai hối có quy định về nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối ngay ở trên lãnh thổ Việt Nam, Điều này quy định ở trên lãnh thổ Việt Nam, sẽ chỉ trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối thì mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá ở trong hợp đồng, trong thỏa thuận và cả các hình thức tương tự khác (bao gồm có cả quy đổi hoặc là điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của những người có cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
Theo các quy định trên thì trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối, còn lại mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá ở trong hợp đồng, ở trong thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc là điều chỉnh giá của hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người có cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng, tổ chức, cá nhân không được thực hiện niêm yết giá bằng ngoại tệ, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối mà pháp luật quy định.
2. Niêm yết giá bằng ngoại tệ bị xử phạt như thế nào?
Như vừa phân tích ở mục trên, tổ chức, cá nhân không được thực hiện niêm yết giá bằng ngoại tệ, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối mà pháp luật quy định. Nếu tổ chức, cá nhân nào mà thực hiện hành vi niêm yết giá bằng ngoại tệ mà không thuộc trường hợp được sử dụng ngoại hối thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Khoản 4 Điều 23 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN năm 2023 về xử phạt vi phạm hành chính ở trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định về xử phạt vi phạm những quy định về hoạt động ngoại hối, Điều này quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ, hợp đồng đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới với tổ chức mà không có đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới; không thực hiện hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới theo quy định của pháp luật;
- Không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới theo đúng với quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ, đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên mà không đúng với quy định của pháp luật;
- Thanh toán công cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ không đúng quy định về hoạt động ngoại hối quy định ở tại Điều 9 của Luật Các công cụ chuyển nhượng và các quy định pháp luật có liên quan;
- Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài khoản tại Việt Nam để thực hiện một trong những hoạt động sau: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, có phát hành chứng khoán ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức; phát hành chứng khoán tại Việt Nam của những người không cư trú là tổ chức và các giao dịch vốn khác;
- Quy định tỷ giá, các khoản chi hoa hồng, môi giới bằng tiền, hiện vật và những hình thức chi khuyến mại trong hoạt động mua, bán ngoại tệ dưới bất kỳ hình thức nào mà dẫn đến tỷ giá mua, bán, quy đổi thực tế vượt biên độ tỷ giá theo quy định của pháp luật;
- Làm đại lý chi trả ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức kinh tế trở lên không đúng với quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc rút vốn, trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài; giải ngân, thu hồi nợ đối với những khoản cho vay ra nước ngoài; thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; thực hiện việc chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài mà không đúng quy định của pháp luật;
- Chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
- Ủy quyền, ủy quyền lại cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ không đúng với quy định của pháp luật;
- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài khoản chuyên dùng ngoại tệ ở trong hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
- Không thực hiện đúng trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ, tổ chức kinh tế mà có trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ trong việc cập nhật sổ sách kế toán, lưu giữ chứng từ phù hợp với quy định của pháp luật;
- Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc thu phí, áp dụng tỷ giá chi trả ở trong hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
- Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất và cả các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, của thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.
Thêm nữa, tại điểm b khoản 3 Điều 3 của Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN năm 2023 về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định mức phạt tiền quy định tại Chương II (bao gồm có Điều xử phạt vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối) là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân; đối với mức phạt tiền cho tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân mà có hành vi niêm yết giá bằng ngoại tệ thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, còn đối với tổ chức có hành vi niêm yết giá bằng ngoại tệ thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Quy định về phạt hành chính khi mua, bán ngoại tệ:
Căn cứ khoản 1, 2 4 Điều 23 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN vào năm 2023 về xử phạt vi phạm hành chính ở trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng thì vấn đề phạt hành chính khi mua, bán ngoại tệ được quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
+ Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác mà có giá trị tương đương);
+ Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức mà không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác mà có giá trị tương đương);
+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) mà không đúng quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:
+ Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ cho đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác mà có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị là dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác mà có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
+ Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị là từ 1.000 đôla Mỹ cho đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác mà có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà khi đó ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) ở trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị là dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác mà có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền của hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác mà có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2013.
- Văn bản hợp nhất 14/VBHN-NHNN năm 2023 về xử phạt vi phạm hành chính ở trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
THAM KHẢO THÊM: