Những vướng mắc trong quy định tại Điều 610 "Bộ luật dân sự 2015". Điều luật này có những bất cập gì khi áp dụng trong thực tiễn?
So với Bộ luật dân sự 1995 thì “Bộ luật dân sự 2015” đã có những quy định cụ thể hơn vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần cho những người thân thích của người bị thiệt hại về tính mạng, cụ thể Khoản 2 Điều 610 “Bộ luật dân sự 2015” quy định rằng:
“Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. “
Ngoài ra, tại “Bộ luật dân sự 2015” còn quy định cụ thể về người có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm cũng được quy định cụ thể. Đó là những người thân thích ở hàng thừa kế thứ nhất, nếu không có những người này thì những người mà người bị thiệt hại đó trực tiếp nuôi dưỡng và người trực tiếp nuôi dưỡng người bị hại cũng được quyền yêu cầu. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…Quy định này đã hàm chứa những nội dung của bản sắc và phong tục trong nhân dân, cũng là việc mở rộng thẩm quyền của
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế khi xem xét các điều luật này:
Thứ nhất là việc bồi thường thiệt hại về tính mạng không thể chỉ đơn thuần quy định một khoản tiền cụ thể như một định lượng trước mà không căn cứ vào đời sống và hoàn cảnh cụ thể của những người thân thích còn lại của người bị thiệt hại. Cần hơn hết là phải căn cứ vào đời sống hiện tại để ban hành luật cho sát với thực tế khách quan.
>>> Luật sư
Thứ hai là về vấn đề cấp dưỡng. Có thể thấy vấn đề cấp dưỡng được đặt ra không phải chỉ trên yếu tố vật chất mà còn có vấn đề tình cảm của người cấp dưỡng đối với người được cấp dưỡng. Rõ ràng là trong trường hợp người gây thiệt hại bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho người được cấp dưỡng mà người bị thiệt hại đáng lẽ cấp dưỡng nếu không bị thiệt hại đó sẽ chỉ còn là một khoản vật chất mà không còn chứa đựng được yếu tố tình cảm trong đó nữa.