Sau hơn mười năm triển khai thi hành, các quy định về Quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại Luật Cạnh tranh 2004 cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Luật Cạnh tranh 2004 được ban hành đánh dấu một bước phát triển trong việc xây dựng hệ thống pháp
Kể từ khi Luật Cạnh tranh được ban hành năm 2004, đến nay đã hơn 10 năm triển khai thực hiện, các quy định về Quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Sau đây nhóm xin đưa ra một số hạn chế điển hình, đồng thời đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định này.
Thứ nhất, Khoản 3 điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 đã liệt kê tương đối đầy đủ các nội dung quảng cáo có thể gây nhầm lẫn như giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, cách thức sử dụng…..Tuy nhiên pháp luật cạnh tranh và các văn bản có liên quan khác đều không làm rõ cách thức biểu hiện của của hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn. Bên cạnh loại quảng cáo gây nhầm lẫn đơn giản thông thường, trên thực tế còn tồn tại nhiều dạng quảng cáo làm sai lệch nhận thức người xem. Chẳng hạn: Quảng cáo bỏ sót thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng. Cách thức quảng cáo này được thể hiện thông qua việc mô tả không đầy đủ hoặc sự tiết lộ thông tin một cách nửa vời. người quảng cáo phải đảm bảo rằng những tuyên bố mang tính chất loại trừ trách nhiệm của người quảng cáo hoặc những điều kiện loại trừ những ưu đãi được đề cập trong quảng cáo có thể được nhìn thấy hoặc nghe thấy. Đối với những thông tin được trình bày nhỏ, mờ hoặc ở những vị trí mà người tiêu dùng không để ý thì sẽ coi như không có thông tin này.
Do vậy, cần phải bổ sung các tiêu chí xác định tính chất khả năng gây nhầm lẫn. Những tiêu chí này có thể bao gồm:
– Thông tin không trung thực, sai lệch so với thực tế
– Thông tin không đầy đủ, tạo ấn tượng cho người xem quảng cáo nhận thức sai lệch so với thực tế
– Quảng cáo tạo nhận thức sai lệch cho những khách hàng tiềm năng trong điều kiện tiếp nhận quảng cáo bình thường
– Quảng cáo gây nhầm lẫn có tức động thực tế đến quyết định mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người xem
Thứ hai, quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật Cạnh tranh (Điều 58. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh: “1. Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật này (sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh”) mang tính chất mở, cho phép không chỉ các đối thủ cạnh tranh mà người tiêu dùng cũng có quyền thực hiện các hành vi pháp lý chống lại chủ thể có hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn lại chịu sự ràng buộc từ quy định về phí xử lý vụ việc cạnh tranh, theo đó “bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật”. Mục đích của việc đặt ra mức phí này là để ngăn chặn lạm dụng quyền khởi kiện như một biện pháp quấy rối hoạt động của doanh nghiệp và theo đó, gây ra tình trạng quá tải cho hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh. Mức phí này không là trở ngại đối với các doanh nghiệp nhưng đối với người tiêu dùng thì quy định về mức phí này có phần gây phiền phức và trở thành rào cản cho người tiêu dùng thực hiện quyền lợi chính đáng của họ.
Do vậy để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng pháp luật cạnh tranh như một công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình, nên mở rộng đối tượng miễn nộp tạm ứng phí xử lý vụ việc cạnh tranh được quy định tại Điều 56 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, không chỉ bao gồm người tiêu dùng có thu nhập thấp mà bao gồm toàn bộ các đối tượng là người tiêu dùng, các Hiệp hội người tiêu dùng.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 74 Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh 2004 thì nghĩa vụ chứng minh một vụ việc cạnh tranh thuộc về bên khiếu nại. Quy định này đã gây khó dễ cho bên khiếu nại là doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bởi cơ quan quản lý cạnh tranh khi tự tiến hành điều tra hoàn toàn có quyền yêu cầu bên bị khiếu nại cung cấp các chứng cứ chứng minh các thông tin mình đưa ra trong quảng cáo là đúng sự thật, nhưng đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng thì việc chứng minh hành vi vi phạm của bên bị khiếu nại là khó khả thi. Bởi chỉ có bên bị khiếu nại mới là người nắm rõ các thông tin về chất lượng, nguồn gốc, cấu thành sản phẩm… Do vậy nên quy định bên bị khiếu nại chứng minh tính trung thực của quảng cáo sẽ khả thi và hiệu quả hơn. Quy định như vậy cũng phù hợp với trách nhiệm thông tin trung thực của người quảng cáo được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác như
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ tư, Khoản 1 Điều 115 Luật Cạnh tranh quy định: “Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc tòan bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền”. Việc giải quyết đơn kiện tại Toà Hành chính đối với Quyết định giải quyết khiếu nại Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, trong đó có hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện theo pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Vấn đề đặt ra là: Toà Hành chính sẽ xem xét lại toàn bộ vụ việc từ đầu hay xem xét lại cả nội dung và thủ tục cạnh tranh đã được áp dụng bởi các cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh hay chỉ xem xét về mặt hình thức? Giá trị pháp lý của Quyết định giải quyết khiếu nại của Toà án như thế nào? Điều này cần có văn bản hướng dẫn cụ thể của Toà án nhân dân tối cao, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa Cơ quan quản lý cạnh tranh với Toà án trong việc xem xét, giải quyết đơn khởi kiện.
Thứ năm, về sự phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với Tòa án trong việc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thực tế ở Việt Nam, Tòa án chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chính vì thế, việc phối kết hợp giữa Tòa án với Cơ quan quản lý cạnh tranh không lành mạnh trong quá trình xử lý các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra là rất cần thiết.