Những việc trẻ em không được làm theo quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Bổn phận của trẻ em theo quy định tại
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 37, bổn phận của trẻ em đối với gia đình, như sau:
- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 38, bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác, như sau:
- Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
- Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
- Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
Thứ ba, theo quy định tại Điều 39, bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội, như sau:
- Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
- Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.
- Phát hiện, thông tin,
thông báo , tố giác hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ tư, theo quy định tại Điều 40 bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước, như sau:
- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
- Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổivà từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
Thứ năm, theo quy định tại Điều 41 bổn phận của trẻ em với bản thân, như sau:
- Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.
- Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
- Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.
- Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
- Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
Quy định trên không nhằm nhằm mục đích săn đe, trừng trị trẻ em mà nhằm giáo dục cho trẻ em hiểu, phân biệt đối với những hành vi đã được xã hội thừa nhận là không phù hợp với đạo đức và pháp luật đề tránh xã các hành vi xấu, trái pháp luật và có ý thức với những hành động của mình, đồng thời ngăn ngừa những hành vi vi phạm có thể xảy ra ở trẻ em nếu không được cảnh báo kịp thời.
>>> Luật sư
Như vậy pháp luật quy định những việc trẻ em không được làm nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển toàn diện và tốt nhất cho các em, đồng thời tạo một môi trường sống lành mạnh.