Như đã trình bày ở phần thời hạn CBXXSTVADS, hiện nay có rất nhiều quan điểm liên quan đến việc giai đoạn sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì có thuộc công tác CBXXVADS không
Hiện nay có rất nhiều quan điểm liên quan đến việc giai đoạn sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì có thuộc công tác CBXXVADS không. Có quan điểm cho rằng khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì giai đoạn CBXXSTVADS kết thúc tại đây. Nhóm cho rằng khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến lúc mở phiên tòa, TA còn phải thực hiện nhiều công việc như nghiên cứu hồ sơ, triệu tập người tham gia tố tụng, chuẩn bị cơ sở vật chất … Đây cũng được xem là các công việc “tiền xét xử” nhằm đảm bảo cho việc xét xử được tiến hành một cách nhanh chóng, có hiệu quả.
3.1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự.
- Xem xét về thẩm quyền giải quyết VADS
Thẩm quyền của TA trong hoạt động giải quyết VADS được quy định cụ thể tại Chương III BLTTDS 2004 và hướng dẫn tại Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS 2004.
Theo đó, khi tiến hành CBXXST VADS TA phải xem xét thẩm quyền của mình trên ba phương diện: Thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ. Nếu trong quá trình xem xét, xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền theo loại việc thì xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 192 BLTTDS 2004. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của TA theo loại việc nhưng không thuộc thẩm quyền theo cấp và lãnh thổ thì TA giải quyết theo quy định tại Điều 37 BLTTDS 2004.
>>> Luật sư
- Xác định quan hệ pháp luật làm phát sinh tranh chấp
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án cần làm rõ tranh chấp phát sinh từ quan hệ nào, có một hay nhiều loại quan hệ. Nếu có nhiều loại quan hệ thì TA cần xác định các quan hệ này có liên quan đến nhau không. Nếu các quan hệ này có liên quan và không gây trở ngại thì giải quyết trong cùng một vụ án, nếu không liên quan thì cần tách ra giải quyết bằng vụ án khác. TA sẽ áp dụng các quy đinh tại Điều 176, 177 và 178 BLTTDS 2004 để giải quyết nếu có yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu của người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
- Xác định tư cách người tham gia tố tụng đã đầy đủ hay chưa
Trong giai đoạn CBXXST, để giúp cho việc giải quyết vụ án được tốt hơn, TA phải xem xét việc xác định tư cách người tham gia tố tụng đã đầy đủ hay chưa. Bởi mỗi tư cách tham gia tố tụng đều có quyền và nghĩa vụ nhất định.
- Nghiên cứu và đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ, kiểm tra chứng cứ, tài liệu đã đủ chưa
Chứng cứ có vai trò rất quan trọng quyết định phán quyết của Tòa án. Đánh giá chứng cứ là việc nhận định giá trị chứng minh của chứng cứ. Khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán phải nghiên cứu, đánh giá chứng cứ bước đầu trên ba phương diện: tính hợp pháp, tính khách quan và tính liên quan của chứng cứ. Ngoài ra, Thẩm phán còn phải xác định vai trò của chứng cứ và mối liên hệ giữa các chứng cứ trong việc làm rõ tình tiết vụ án và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ. Việc đánh giá chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 96 BLTTDS 2004.
- Nghiên cứu pháp luật áp dụng giải quyết vụ án
Thẩm phán cần nghiên cứu và xác định rõ quy định nào của pháp luật được áp dụng giải quyết vụ án, nghiên cứu nội dung cụ thể của từng quy định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án… Việc nghiên cứu pháp luật áp dụng giải quyết vụ án có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình CBXXST VADS. Nếu không nghiên cứu pháp luật áp dụng khi giải quyết vụ án sẽ khiến cho việc áp dụng sai pháp luật dẫn tới việc giải quyết VADS không đúng, kéo dài thời gian giải quyết vụ án.
3.2. Triệu tập người tham gia tố tụng
Để đảm bảo phiên tòa sơ thẩm được tiến hành thuận lợi, hạn chế thấp nhất trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, TA làm giấy triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia phiên tòa. BLTTDS 2004 đã quy định về sự có mặt của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa tại các Điều 199, 200, 201 và Điều 203. Nhưng theo quy định tại Khoản 59 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung BLTTDS năm 2011 đã bãi bỏ các Điều 200, 201 và 203 BLTTDS 2004. Đối với quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại Điều 199 BLTTDS 2004 cũng đã được sửa đổi bổ sung Khoản 34 Điều 1 của Luật sửa đổi bổ sung năm 2011.
Tòa án còn có thể triệu tập những người khác tham gia tố tụng nếu xét thấy cần thiếu cho việc giải quyết vụ án như người làm chứng, người giám định và người phiên dịch theo quy định tại Điều 204, 205 và 206 BLTTDS 2004. Người có thẩm quyền quyết định triệu tập những người tham gia phiên tòa là Thẩm phán. Việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp các văn bản tố tụng cho cá nhân được thực hiện theo Điều 152 BLTTDS 2004.
3.3. Thực hiện các công việc khác
Trong quá trình CBXXST VADS, ngoài những công việc trên, TA cấp sơ thẩm còn phải thực hiện một số công việc khác giúp cho việc xét xử tiến hành thuận lợi, tránh được việc phải hoãn phiên tòa. Các công việc này bao gồm việc cấp giấy chứng nhận bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự, cho phép đương sự, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự sao chụp chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ VADS.
Bên cạnh đó, Tòa án cần chuẩn bị cơ sở vật chất như địa điểm mở phiên tòa, các vật dụng cần thiết cho việc mở phiên toàn như loa đài, bàn ghế… Hoạt động này giúp cho phiên tòa sơ thẩm được tiến hành thuận lợi.