Bắt người quả tang, truy nã là gì? Bắt người phạm tội quả tang, truy nã tiếng Anh là gì? Những việc cần làm ngay sau khi bắt người quả tang, truy nã?
Hoạt động bắt người luôn luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị, xã hội vì bắt người đúng hay không đúng các quy định của pháp luật có liên quan và ảnh hưởng đến những quyền cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm… Vậy pháp luật có quy định như thế nào gì những việc cần làm ngay sau khi bắt người quả tang, truy nã?
Cơ sở pháp lý:
–
1. Bắt người phạm tội quả tang, truy nã là gì?
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc đuổi bắt. Phạm tội quả tang có đặc điểm là hành vi phạm tội cụ thể, rõ ràng không cần phải điều tra, xác minh.
Bắt người đang bị truy nã là trường hợp bắt người đang bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã. Người bị truy nã là người đã thực hiện tội phạm, đã bị khởi tố bị can hoặc người đã có quyết định của Tòa án đưa ra xét xử đang bỏ trốn hoặc không biết họ đang ở đâu.
Bắt người đang bị truy nã không nằm trong các trường hợp bắt người phạm tội quả tang, vì hành vi của người đang bị truy nã là hành vi bỏ trốn ngay sau khi đã thực hiện tội phạm. Tuy vậy, trong thực tế việc ngăn chặn ngay người đang bị truy nã trốn tránh pháp luật cũng mang tính chất cấp bách như đối với việc ngăn chặn người phạm tội quả tang nên
2. Bắt người phạm tội quả tang, truy nã tiếng Anh là gì?
Bắt người phạm tội quả tang tiếng Anh là “Arrest of perpetrators of crimes in flagrant delicto”.
Bắt người đang bị truy nã tiếng Anh là “Apprehesion of wanted person”.
3. Những việc cần làm khi bắt người phạm tội quả tang, truy nã?
3.1. Bắt người phạm tội quả tang:
Điều 111,
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến
2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Đối với việc bắt người phạm tội quả tang thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến
Theo quy định tại Điều 111
– Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện:
Việc đang thực hiện tội phạm là trường hợp phạm tội quả tang thường gặp trong thực tế. Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong
Trong trường hợp hành vi đang thực hiện một tội phạm có cấu thành hình thức thì mặc dù hậu quả vật chất chưa xảy ra vẫn coi là hành vi đang thực hiện tội phạm.
Đối với những tội phạm mà hành vi phạm tội được thực hiện trong một khoảng thời gian dài, không bị gián đoạn như tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tội tràng trữ trái phép chất nổ, chất độc, chất cháy, chất phóng xạ… thì trong suốt thời gian đó bị coi là đang thực hiện tội phạm. Vì vậy, thời điểm nào tội phạm bị phát giác cũng là phạm tội quả tang.
– Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện:
phạm tội quả tang là trường hợp kẻ phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong chưa kịp chạy trốn hoặc đang cất giấu công cụ, phương tiện, đang xóa những dấu vết của tội phạm trước khi chạy trốn thì bị phát hiện.
Để bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này phải có chứng cứ chứng minh là kẻ đó vừa gây tội xong, chưa kịp chạy trốn và sự phát hiện, bắt giữ người phạm tội phải xảy ra tức thời sau khi tội phạm được thực hiện. Thông thường, các vật chứng (còn gọi là tang vật) mà người phạm tội chưa kịp cất giấu, tẩu tán là những bằng chứng khiến kẻ phạm tội không thể chối cãi về hành vi phạm tội của mình vừa thực hiện xong. Tuy nhiên trong các trường hợp không có vật chứng, sự có mặt của những người làm chứng cũng cho phép được bắt người phạm tội theo trường hợp quả tang này.
– Đang bị đuổi bắt:
Trong trường hợp phạm tội quả tang này thì người phạm tội vừa thực hiện tội phạm xong hoặc đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện nên đã chạy trốn và bị đuổi bắt.
Trong trường hợp này, việc đuổi bắt phải liền ngay sau khi chạy trốn thì mới có cơ sở xác định đúng người phạm tội tránh bắt nhầm phải người không thực hiện tội. Nếu như việc đuổi bắt bị gián đoạn về thời gian so với hành vi chạy trốn thì không được bắt quả tang mà có thể bắt theo trường hợp khẩn cấp.
3.2. Bắt người đang bị truy nã:
Bắt người đang bị truy nã được quy định tại Điều 112, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Đối tượng truy nã:
Đối tượng bị bắt trong trường hợp này là người bị truy nã. Người bị truy nã là bắt người trước đây đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam. Họ là bị can, bị cáo tại ngoại nhưng trốn tránh hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Đối với họ cơ quan điều tra tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định truy nã. Và bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã đến Cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Nguyên tắc áp dụng biện pháp bắt người đang bị truy nã:
– Nguyên tắc truy nã đúng người, Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền phải
– Nguyên tắc khi bắt người đang bị truy nã phải thận trọng, chính xác, linh hoạt và an toàn, nếu phát hiện sai phải sửa ngay;
– Nguyên tắc quyết định truy nã phải được chấp hành một cách nghiêm chỉnh;
– Nguyên tắc khi bắt được đối tượng hoặc đối tượng đã chết, đã đầu thú, đã được thanh loại, cơ quan đó phải ra quyết định đình nã và gửi tới những nơi đã gửi quyết định truy nã;
– Nguyên tắc nghiêm cấm dùng quyết định truy nã thay lệnh bắt người trong những trường hợp khác;
– Nguyên tắc sử dụng tổng hợp sức mạnh các lực lượng, các tổ chức, các ngành và công dân trong công tác truy nã tội phạm.
3.3. Những việc cần làm sau khi bắt người phạm tội quả tang, đang bị truy nã:
Sau khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã, công dân không được đánh đập, tra tấn người phạm tội và cũng không tự ý giam giữ người phạm tội mà phải giải ngay đến Cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các Cơ quan có thẩm quyền này phải lập biên bản bắt người phạm tội quả tang hoặc biên bản bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Các quy định về thủ tục bắt người đặc biệt này là nhằm bảo đảm hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân với chức năng giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của Bộ máy nhà nước. Mặt khác, các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những người đại diện của dân, do dân bầu ra nên việc bắt, giữ họ phải tuân theo những thủ tục đặc biệt.
Những việc cần làm ngay sau khi nhận người bị bắt quả tang, truy nã:
Cần tiến hành giao nhận người bị bắt để cơ quan có thẩm quyền sớm có biện pháp điều tra, khám phá tội phạm. Khi giao, nhận hai bên giao và nhận phải lập biên bản.
Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trường hợp phạm tội quả tang, đang bị truy nã Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ, phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
Đối với người bị truy nã, sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải
Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc biết. Việc thông báo đã bắt người phạm tội, đang bị truy nã cho gia đình, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc biết rõ người đó đã bị cơ quan nhà nước bắt, lý do bắt để họ khỏi tổ chức việc đi tìm hay thông báo về việc mất tích hoặc gây lo lắng hoang mang cho gia định và người thân thích của người bị bắt. Trong trường hợp khi thi hành lệnh bắt đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc đã tham gia thì chỉ cần thông báo cho gia đình của người bị bắt biết về việc bắt người.
Nếu xét thấy việc thông báo cản trở cho việc điều tra thì người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt không phải thông báo ngay cho gia đình, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc biết. Nhưng khi những cản trở cho việc điều tra không còn nữa thì phải thông báo ngay.