Vi bằng chính là một văn bản có ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do chính Thừa phát lại có trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của chính những cá nhân, cơ quan, tổ chức theo đúng với những quy định của pháp luật về vấn đề vi bằng. Vậy những trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ?
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp nên lập vi bằng để làm chứng cứ:
Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại có giải thích rõ rằng vi bằng chính là một văn bản có ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do chính Thừa phát lại có trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của chính những cá nhân, cơ quan, tổ chức theo đúng với những quy định của pháp luật về vấn đề vi bằng. Theo đó, vi bằng có giá trị pháp lý như:
– Vi bằng không thay thế được văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là một căn cứ nhằm để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Căn cứ trên thực tế, có thể thấy những trường hợp sau nên lập vi bằng để làm chứng cứ:
Trường hợp 1: Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà
Trường hợp 2: Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê
Trường hợp 3: Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm
Trường hợp 4: Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình
Trường hợp 5: Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật
Trường hợp 6: Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế
Trường hợp 7: Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông
Trường hợp 8: Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình
Trường hợp 9: Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu
Trường hợp 10: Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của những tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp
Trường hợp 11: Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra
Trường hợp 12: Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng
Trường hợp 13: Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Trường hợp 14: Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại
Trường hợp 15: Xác nhận mức độ ô nhiễm
Trường hợp 16: Xác nhận việc từ chối thực hiện những công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện
Trường hợp 17: Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như là: đưa ra các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…
2. Những trường hợp lập vi bằng không có giá trị:
Những trường hợp lập vi bằng không có giá trị cũng chính là những trường hợp mà pháp luật quy định không được lập vi bằng, bởi nếu như lập vi bằng trong những trường hợp pháp luật không cho phép thì nghĩa là đang làm sai với quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 37 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì những trường hợp sau lập vi bằng không có giá trị:
– Thừa phát lại lập vi bằng mà có liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân
– Thừa phát lại lập vi bằng mà có liên quan đến quyền, lợi ích của những người thân thích của chính mình. Pháp luật quy định những người thân thích của Thừa phát lại bao gồm có những người sau:
+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi của Thừa phát lại;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và những người anh, chị, em ruột của chính Thừa phát lại,
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và những người anh, chị, em ruột của chính vợ hoặc chồng của Thừa phát lại;
+ Cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì của người đó.
– Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, bao gồm có:
+ Xâm phạm đến mục tiêu về an ninh, quốc phòng;
+ Có làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước;
+ Có vi phạm quy định ra, vào, đi lại ở ngay trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của chính những công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự;
+ Có vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
– Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định ở tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
– Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định là có thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực;
– Xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài
– Xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt;
– Xác nhận về chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
– Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có về những giấy tờ nhằm để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
– Ghi nhận về sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
– Ghi nhận về sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hay là của công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị mà có thuộc về Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ ở trong cơ quan, đơn vị mà có thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
– Ghi nhận sự kiện, hành vi không do chính Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
– Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục lập vi bằng:
Căn cứ Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thủ tục lập vi bằng được thực hiện như sau:
Bước 1: Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và người yêu cầu ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng. Lưu ý rằng:
– Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng phải chịu trách nhiệm trước chính những người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.
– Việc ghi nhận về sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực.
– Trong trường hợp cần thiết thì Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
– Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu như mà có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
– Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho những người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng.
Bước 2: Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và phải ghi vào trong sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Bước 3: Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo đúng với những quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
Bước 4: gửi vi bằng, tài liệu chứng minh đến Sở Tư pháp
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng cùng với những tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng thì Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Lưu ý rằng, Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo đúng với những hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
THAM KHẢO THÊM: