Văn bằng bảo hộ là một trong những loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp cho các cá nhân, tổ chức nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, thiết kế bố trí, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý hoặc quyền đối với giống cây trồng. Vậy có những trường hợp nào bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ?
Mục lục bài viết
1. Những trường hợp nào bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 117 cùng Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về vấn đề từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Cụ thể như sau:
(1) Đối với đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Có cơ sở để khẳng định đối tượng nêu trong đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu hoặc đăng ký chỉ dẫn địa lý không đáp ứng đầy đủ điều kiện để bảo hộ;
-
Có cơ sở khẳng định người nộp đơn không có quyền đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với ý định xấu;
-
Đơn đăng ký sáng chế, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể được cấp văn bằng bảo hộ tuy nhiên không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc không phải là đơn có ngày nộp sớm nhất thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 90 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022;
-
Đơn thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 90 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 tuy nhiên không nhận được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn;
-
Quá trình sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký là mở rộng phạm vi đối tượng được nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký.
(2) Ngoài các trường hợp nêu trên, đơn đăng ký sáng chế có thể sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Sáng chế được yêu cầu bảo hộ vượt quá phạm vi trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế;
-
Sáng chế không được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong bản mô tả sáng chế đến mức không thể đem lại hiểu biết trung bình về lĩnh vực kĩ thuật tương ứng;
-
Đối với sáng chế được tạo ra trực tiếp từ nguồn gen hoặc sáng chế được tạo ra trực tiếp từ tri thức truyền thống về nguồn gen, đơn đăng ký sáng chế đó không thể hiện hoặc thể hiện không chính xác thông tin liên quan đến nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống liên quan đến nguồn gen;
-
Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định của pháp luật trong vấn đề kiểm soát an ninh đối với sáng chế căn cứ theo quy định tại Điều 89a Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022.
2. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Theo đó:
-
Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-
Bằng độc quyền sáng chế theo quy định của pháp luật sẽ có hiệu lực được tính bắt đầu kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn;
-
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích theo quy định của pháp luật có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 10 năm bắt đầu kể từ ngày nộp đơn;
-
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích theo quy định của pháp luật sẽ có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn;
-
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo quy định của pháp luật sẽ có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể gia hạn 02 lần liên tiếp tuy nhiên mỗi lần ra hạn không vượt quá 05 năm;
-
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mặt tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật sẽ có hiệu lực được tính bắt đầu kể từ ngày cấp và hiệu lực nó sẽ chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây: Kết thúc 10 năm được tính bắt đầu kể từ ngày nộp đơn; kết thúc 10 năm được tính bắt đầu kể từ ngày các thiết kế bố trí mặt tích hợp bán dẫn được người có thẩm quyền đăng ký hoặc người được người có quyền đăng ký cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới; kết thúc 15 năm được tính bắt đầu kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí mặt tích hợp bán dẫn;
-
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sẽ có hiệu lực được tính bắt đầu kể từ ngày cấp kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp tuy nhiên mỗi lần ra hạn không vượt quá 10 năm;
-
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật sẽ có hiệu lực vô thời hạn được tính bắt đầu kể từ ngày cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, hiệu lực của văn bằng bảo hộ sẽ được thực hiện theo điều luật nêu trên. Tùy theo từng loại văn bản khác nhau mà pháp luật quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ đó cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên thông thường, văn bằng bảo hộ sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian từ 05 năm đến 10 năm, tùy từng loại văn bằng có thể gia hạn nhiều lần.
3. Trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về vấn đề chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Theo đó, văn bằng bảo hộ sẽ bị chấm dứt toàn bộ hiệu lực hoặc chấm dứt một phần hiệu lực khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ không nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính, không đủ phí, lệ phí để duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ hoặc không thực hiện thủ tục gia hạn khi hiệu lực của văn bằng bảo hộ đã hết;
-
Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ tuyên bố chính thức từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
-
Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế tuy nhiên không có người thừa kế hợp pháp;
-
Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hợp pháp hoặc không được người được chủ sở hữu hợp pháp cho phép sử dụng trong khoảng thời gian 05 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu tuy nhiên không có lý do chính đáng, ngoại trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc được bắt đầu lại trước ít nhất 03 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu;
-
Chủ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các loại nhãn hiệu chứng nhận có hành vi vi phạm quy chế trong quá trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả quá trình thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
-
Các điều kiện địa lý để tạo nên chất lượng, đặc tính, danh tiếng của các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đã bị thay đổi, từ đó làm mất danh tiếng, mất uy tín, mất chất lượng, mất độc tính của các sản phẩm đó;
-
Quá trình sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho các loại dịch vụ, hàng hóa bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm, hiểu sai lịch về bản chất, về nguồn gốc địa lý, về chất lượng của hàng hóa, của sản phẩm hoặc dịch vụ đó;
-
Nhãn hiệu được bảo hộ tuy nhiên đã trở thành tên gọi thông thường của các loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó;
-
Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài tuy nhiên chỉ dẫn đó không còn được bảo hộ tại quốc gia xuất xứ.
THAM KHẢO THÊM: