Đăng ký nuôi con nuôi khi thực hiện tại cơ quan nhà nước thì cá nhân bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí đăng ký. Vậy những trường hợp nào được miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi?
Mục lục bài viết
1. Lệ phí phải chi trả khi tiến hành đăng ký nuôi con nuôi:
Việc nuôi con nuôi ngày nay diễn ra vô cùng phổ biến mang tính chất nhân đạo, thể hiện sự thương người giúp đỡ những đứa trẻ có các hoàn cảnh khó khăn. Để điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi thì pháp luật Việt Nam cũng có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này có thể kể đến Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Nuôi con nuôi và một số văn bản pháp luât có quy định. Nuôi con nuôi được hiểu đơn giản là hoạt động của một người đã trưởng thành hoặc một cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp quyết định nhận một hay nhiều trẻ em không do mình trực tiếp sinh ra để làm con tiến hành việc nuôi dưỡng chăm sóc. Cá nhân nhận con nuôi phải đảm bảo các điều kiện theo quy định mới được nhận nuôi con nuôi và được pháp luật ghi nhận là hợp pháp.
Liên quan đến thủ tục nhận nuôi con nuôi thì việc nhận nuôi chỉ xác lập trên hành vi chưa được pháp luật công nhận mà việc nhận nuôi con này cần được tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để hoàn tất thủ tục nhận nuôi con nuôi thì người nhận nuôi phải có trách nhiệm chi trả khoản lệ phí đăng ký. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 114/2016/NĐ-CP thì lệ phí đăng ký nuôi con nuôi bao gồm các khoản lệ phí sau đây:
– Thứ nhất, đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi ở trong nước thì lệ phí thu được áp dụng đối với công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam nhận nuôi con là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam;
– Thứ hai, còn trong trường hợp khi tiến hành đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài thì lệ phí thu sẽ được áp dụng đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, người nước ngoài thường thú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam; hoặc người nước ngoài đang cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi;
– Thứ ba, trong trường hợp tiến hành đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì lệ phí thu đối với trường hợp này dụng lệ phí đối với trường hợp công dân Việt Nam đang tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
Như vậy, với những trường hợp thông thường thì việc nuôi con nuôi phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và khoản phí để làm thủ tục phải được thực hiện, trừ trường hợp được miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi được phân tích trong nội dung dưới đây.
2. Những trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi:
Thông thường khi tiến hành đăng ký và con nuôi thì cơ cá nhân phải có trách nhiệm nộp phí khi thực hiện hoạt động này; Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định thì việc miễn, giảm lệ phí đăng ký con nuôi hoàn toàn có thể diễn ra. Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP thì các trường hợp được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước sẽ được áp dụng như sau;
+ Đối với trường hợp người cha dượng hoặc mẹ kế biến thành nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước. Bên cạnh đó, trường hợp cô, cậu, dì, chú, bác ruột tiến hành nhận cháu làm con nuôi cũng sẽ được nhận chế độ tương tự;
+ Khi cá nhân có mong muốn nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi như: trẻ khuyết tật, trẻ bị nhiễm HIV AIDS hoặc cá nhân là người được nhận làm con nuôi mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định tại Luật Nuôi con nuôi cũng như các văn bản có hướng dẫn về vấn đề này;
+ Xét đến trường hợp người có công với cách mạng khi tiến hành nhận con nuôi cũng sẽ được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước;
– Cá nhân có nhu cầu nhận nuôi con nuôi không chỉ có thể được miễn lệ phí đăng ký con nuôi mà trong một số trường hợp sẽ được giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp dưới đây:
+ Nhà nước luôn dành những quyền lợi và ưu tiên cho với việc cá nhân là cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi sẽ được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
+ Đối với trường hợp khi nhận hai trẻ em trở nên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi cá nhân sẽ được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
+ Đặc biệt đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi và thuộc cả hai trường hợp đã được phân tích nêu trên cụ thể là tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định;
– Trường hợp cá nhân được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Như vậy với quy định nêu trên pháp luật luôn có những quy định tạo điều kiện để cho các cá nhân có mối quan hệ thân thích huyết thống trong việc nhận nuôi con nuôi, bên cạnh đó những trường hợp nhận nuôi con nằm mà trẻ em bị khiếm khuyết về cơ thể như bị khuyết tật hoặc bị bệnh hiểm nghèo; trường hợp người có công với cách mạng cũng sẽ được hưởng chế độ miễn lệ phí đăng ký nuôi con trong nước. Đối với trường hợp giảm lệ phí đăng ký nuôi con thì sẽ chỉ áp dụng đối với việc nhận nuôi con nuôi nước ngoài.
3. Quy định của pháp luật về mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi:
Mức thu lệ phí theo quy định trong việc đăng ký nuôi con nuôi đã được ghi nhận tại Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP như sau:
– Đối với trường hợp thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi;
+ Trong trường hợp nhận nuôi con nuôi ở trong nước thì mức thu lệ phí sẽ là 400.000 đồng/1 trường hợp;
+ Đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam thì mức thu lệ phí sẽ được áp dụng là 9 triệu đồng trên trường hợp;
– Mức thu lệ phí là 4.500.000 đồng/ 1 trường hợp sẽ được áp dụng đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tiến hành nhận nuôi con là công dân Việt Nam;
– Cá nhân là người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng có mong muốn nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam làm con nuôi thì áp dụng mức thu lệ phí là 4.500.000 đồng;
– Đối với trường hợp đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì mức thu lệ phí là 150 đô la Mỹ/ trường hợp; Quy định thì mức lệ phí này sẽ phải quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ được ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài khoản công bố;
-Hiện nay, khi tiến hành cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài thì cá nhân cũng phải lưu ý về mức thu lệ phí như sau:
+ Khi cấp giấy phép lần đầu thì lệ phí sẽ là 65 triệu đồng/ 1 giấy phép;
+ Còn đối với lệ phí cấp gia hạn giấy phép là 35 triệu đồng/ giấy phép tùy thuộc vào các trường hợp khi tiến hành đăng ký nuôi con nuôi khác nhau thì mức thu lệ phí cũng sẽ áp dụng mức khác nhau.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Nghị định số 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài.