Tranh chấp về hôn nhân và gia đình là gì? Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
Tại các Tòa án hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân gia đình chiếm phần lớn vụ án nói chung và giải quyết các tranh chấp dân sự nói riêng mà Tòa án tiến hành giải quyết. Tranh chấp về hôn nhân gia đình có rất nhiều loại khác nhau nhưng không phải tranh chấp nào cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Luật sư
1. Tranh chấp về hôn nhân và gia đình là gì?
Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, tranh chấp hôn nhân- gia đình. Các bên có thể kiện ra
Hiện nay Bộ luật Tố tụng dân sự quy định những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án tại Điều 28 của luật.
2. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
* Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Khác với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được giải quyết theo thủ tục việc dân sự, việc giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự được áp dụng trong các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, căn cứ ly hôn được áp dụng trong trường hợp này là việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, hoặc một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.
Hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng có thể dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau nhưng khi đánh giá tình trạng vợ chồng đã đến mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được phải dựa trên cơ sở mâu thuẫn giữa vợ và chồng đã sâu sắc đến mức không thể hòa giải, Vợ chồng không còn yêu thương nhau, vợ chồng không thể tiếp tục chung sống,…
Quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án cũng được coi là căn cứ ly hôn nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu được ly hôn. Khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích có nghĩa là họ đã biết tích 02 năm liên trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm mà vẫn không có tin xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết và khi cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu ly hôn khi một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Trường hợp thứ ba, một bên vợ hoặc chồng hoặc thuận tình ly hôn nhưng các bên không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc có thỏa thuận được nhưng không đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con. Căn cứ ly hôn trong trường hợp này là sự “thực sự tự nguyện ly hôn”. Sự thực sự tự nguyện ly hôn này được thể hiện thông qua việc vợ chồng cùng ký vào đơn công nhận thuận tình ly hôn xuất phát từ mong muốn, tình cảm của họ mà không phải là ly hôn giả tạo hoặc bị bất cứ ai cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn. Nếu họ đã thực sự tự nguyện ly hôn , thỏa thuận được về vấn đề con chung , tài sản chung và thỏa thuận này đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của vợ, con thì Tòa án việc sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể thỏa thuận như thế nào được coi là đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, con nên có thể áp dụng tương tự pháp luật trong trường hợp chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.
Thông thường, khi ly hôn, vợ chồng thường yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của họ. Nhưng vẫn có nhiều cặp vợ chồng có những tài sản họ không muốn hoặc không thể yêu cầu Tòa án giải quyết chia đồng thời với việc ly hôn. Sau khi quyết định, bản án cho ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, các bên mới yêu cầu chia tài sản chung có những phần tài sản chưa chia đó. Do không quy định về thời hiệu yêu cầu chia tài sản chung nên khi các bên có yêu cầu, Tòa án phải thụ lý để giải quyết.
* Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Khi quan hệ hôn nhân đang tồn tại, vợ, chồng muốn được chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vì rất nhiều lý do như mong muốn đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng, vợ chồng muốn độc lập về tài sản, vợ chồng có mâu thuẫn trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung,…Trong những trường hợp đó, không cần phải nêu ra bất cứ lý do gì vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung (trừ trường hợp quy định tại Điều 42 Luật HN & GĐ năm 2014), nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết trong những trường hợp sau: Một bên vợ hoặc chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng bên còn lại không muốn và cả hai bên vợ chồng đều yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng không thỏa thuận được về phần tài sản đem chia, cách chia, tỷ lệ phân chia …
Khi có yêu cầu của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Tòa án sẽ thụ lý và áp dụng nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng như khi ly hôn để giải quyết. Ngoài vợ, chồng không một chủ thể nào khác có quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Sau đó , nếu hai vợ chồng muốn chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, phải yêu cầu Tòa án công nhân thỏa thuận chấm dứt hiệu lực .
* Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Sau khi quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, theo thỏa thuận của hai bên hoặc phán quyết của Tòa án, con chung sẽ được giao cho một bên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Người còn lại phải cấp dưỡng cho con và được thăm nom con, không được quyền nuôi con vì nhiều nhiều lý do.
Sau khi ly hôn, pháp luật cho phép người không trực tiếp nuôi con có quyền giành lại quyền nuôi con theo quy định tại Điều 84
* Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con là cơ quan đăng ký hộ tịch và Tòa án. Với những tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ được Tòa án giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự bao gồm: Nếu người yêu cầu và người được yêu cầu xác định là cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì tranh chấp về xác định cha, mẹ, con là khi một bên không đồng ý với yêu cầu.
* Tranh chấp về cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng chính là nghĩa vụ phát sinh từ nghĩa vụ nuôi dưỡng khi những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không sống chung với nhau. Khi có yêu cầu của những người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ), Tòa án phải thụ lý và giải quyết một trong các tranh chấp sau: Người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ đó trong khi có khả năng thực hiện nghĩa vụ đó, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ đó. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng có thể hiểu là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không sử dụng tài sản của bản thân hoặc không lao động tạo thu nhập để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của người được nuôi dưỡng, người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng những người có nghĩa vụ cấp dưỡng không đồng ý, hoặc người có nghĩa vụ cấp dưỡng yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nhưng người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó không đồng ý.
* Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Đối với tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, khi người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân hoặc sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ khi hôn nhân được chấm dứt là con chung của vợ chồng. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phối với đứa trẻ được sinh ra. Theo đó , khi đứa trẻ được sinh ra, nếu người cha, người mẹ không muốn thừa nhận con thì cũng không được yêu cầu xác định lại.
Do vậy, tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể là: cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân yêu cầu cơ sở y tế bồi thường thiệt hại cho họ đo có nhầm lẫn trong quá trình áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, không sử dụng noãn của người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc noãn của người phụ nữ độc thân hoặc tinh trùng của người chồng theo thỏa thuận giữa các bên những cơ sở y tế không đồng, cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân yêu cầu cơ sở y tế bồi thường thiệt hại vì có sai sót trong quá trình áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản…
Đối với tranh chấp về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bao gồm bên nhờ mang thai hộ yêu cầu bên mang thai hộ giao đứa trẻ nhưng bên mang thai hộ không thực hiện, bên mang thai hộ giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ nhưng bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con, bên mang thai hộ yêu cầu bên nhờ mang thai hộ hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con nhưng bên nhờ mang thai hộ không thực hiện, bên nhờ mang thai hộ yêu cầu bên mang thai hộ bồi thường thiệt hại khi có tinh không tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị thật của bào thai, bên mang thai hộ yêu cầu bên nhờ mang thai hộ bồi thường khi chậm nhận con gây thiệt hại yêu cầu được nhận nuôi đứa trẻ khi chưa nhận giao đứa trẻ mà cả hai bên vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhưng người thân thích của bên nhờ mang thai hộ không đồng ý.
* Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
Khi nam, nữ chấm dứt việc chung sống với nhau như vợ chồng hoặc kết hôn trái pháp luật và bị Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật đó, tranh chấp giữa họ về quyền nuôi dưỡng con chung và chia tài sản chung thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cụ thể: Nếu hai bên không thống nhất được về người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên các căn cứ giống như trường hợp vợ chồng có kết hôn hợp pháp, nếu hai bên không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung thì Tòa án sẽ áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung theo phần để giải quyết. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con , công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập
* Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Đây là những quy định dự trù nhằm xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với những tranh chấp về hôn nhân và gia đình chưa được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án nhưng được quy định trong các văn bản. pháp luật khác hình thành sau khi