Trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án, việc đầu tiên cần xác định chính là thẩm quyền của Tòa án. Vậy, những tranh chấp về dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp dân sự là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, tranh chấp là việc giành nhau một cách giằng co không rõ thuộc về bên nào. Tranh chấp cũng có nghĩa là đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn dề quyền lợi giữa hai bên.
Những tranh chấp dân sự sẽ trở thành vụ án dân sự, nếu có yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng. Nhưng không phải tất cả các vụ án dân sự đều là các tranh chấp dân sự. Có những vụ án dân sự là tranh chấp về kinh doanh, thương mại, tranh chấp về lao động. Các tranh chấp dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự được sử dụng theo nghĩa hẹp nhất của từ này, tức là chỉ bao gồm những tranh chấp, mẫu thuẫn về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ do pháp luật dân sự điều chỉnh. Đây là các tranh chấp được quy định tại Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự.
Như vậy, tranh chấp về dân sự (hiểu theo nghĩa hẹp) là những bất đồng, xung đột lợi ích pháp lý giữa ít nhất hai bên trong lĩnh vực dân sự.
Tranh chấp dân sự được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các chủ thể trong các quan hệ về nhân thân hoặc tài sản được pháp luật dân sự quy định. Các loại tranh chấp dân sự thường gặp là tranh chấp quyền sở hữu tài sản thừa kế, tài sản ly hôn, tranh chấp về đất đai, tranh chấp dân sự liên quan đến hợp đồng, cơ chế quy định trong hợp đồng mua bán, vay tài sản, đầu tư, chuyển giao công nghệ, vận chuyển, bảo hiểm, dịch vụ, các tranh chấp lao động...
2. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án là gì?
Theo Từ điển Luật học, “thẩm quyền” là “tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy Nhà nước do luật pháp quy định.”
Ở Việt Nam, xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống Tòa án cho nên thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án trong tố tụng dân sự cũng có những điểm khác biệt. Khái niệm thẩm quyền của Tòa án được tiếp cận dưới 3 góc độ là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của Tòa án các cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ.
Dưới góc độ xác định phạm vi những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, thì thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền của Tòa án được xem xét, thụ lý, giải quyết các tranh chấp, yêu cầu dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là một bộ phận trong cấu thành nên thẩm quyền dân sự của Tòa án. Theo đó, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của tòa án là phạm vi các tranh chấp dân sự mà Tòa án có quyền xem xét, thụ lý, giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Việc xác định đúng quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo loại việc của tòa án là cơ sở để đương sự thực hiện quyền khởi kiện yêu để yêu cầu tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền theo loại việc một cách hợp lí, khoa học, tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà nước, Ủy ban nhân dân, giữa các tòa án với nhau, đặc biệt là các tranh chấp đất đai.
3. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
Tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự quy định 13 trường hợp tranh chấp về dân sự cụ thể thuộc thẩm quyền giải quyết quyết của Tòa án và một quy định mở về “tranh chấp khác về dân sự”. Trong số các tranh chấp dân sự đó, đáng chú ý là các tranh chấp dân sự sau:
– Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
Các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản bao gồm tranh chấp xác định ai là chủ sở hữu tài sản, tranh chấp về quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng tài sản. Tài sản có thể là đồng sản hoặc bất động sản, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tranh chấp về các quyền khác đối với tài sản bao gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.
– Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Theo giải thích tại Điều 116, Bộ luật dân sự 2015: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”. Như vậy, giao dịch dân sự đã bao hàm cả hợp động, nhưng theo quy định tại Khoản 3, Điều 26 thì tranh chấp về giao dịch dân sự và tranh chấp về hợp đồng dân sự được tách riêng.
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Và hợp đồng ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là chủ thể hợp đồng là cá nhân, tổ chức không đăng ký kinh doanh, mục đích giao kết không vi lợi nhuận, điều này nhằm phân biệt với
Tranh chấp về hợp đồng dân sự khá đa dạng như hợp đồng vay tiền, hợp đồng cầm cố, thế chấp,.. Điều quan trọng là phải xác định chính xác các loại hợp đồng để xác định đúng pháp luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp đó.
Hành vi pháp lý đơn phưng là giao dịch dân sự trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: lập di chúc của một cá nhân, việc từ bỏ quyền đòi nợ của chủ nợ,….
– Tranh chấp về thừa kế tài sản.
Tranh chấp về thừa kế di sản của người chết để lại bao gồm tranh chấp về quyền thừa ké như quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, yêu cầu xác nhân quyền thừa kế của mình hoặc yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác đối với di sản thừa kế, tranh chấp thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật đối với di sản thừa kế,…
– Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
Việc sử dụng thuật ngữ tranh chấp đất đai nhằm tạo nên sự thống nhất với quy định của Luật đất đai 2013 (trước đây quy định là tranh chấp quyền sử dụng đất). Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Trong tố tụng dân sự, tranh chấp đất đại được hiểu là tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, thông thường là tranh chấp về ranh giới đất, lối đi chung, người cho mượn đất, cho thuế đất tranh chấp với người được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật Đất đai năm 2013 đã quy định rất cụ thể các trường hợp Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai (mở rộng hơn so với thẩm quyền được quy định trong Luật Đất đai năm 2003).
– Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật khi người công chứng văn bản ấy không có thẩm quyền công chứng hoặc công chứng viên không tuân thủ quy định pháp luật về trình tự, thủ tục công chức; người yêu cầu cầu công chứng có hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu công chứng mà công chứng viên không biết. Khi cho rằng việc công chức có vi phạm pháp luật thì chủ thể có thẩm quyền có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và khi có chủ thể còn lại không đồng ý với yếu cầu này dẫn đến tranh chấp thì tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
– Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế xử lý tài sản chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ chứng minh tài sản đó là tài sản của người phải thi hành án. Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh, theo quy định của
– Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam là tranh chấp giữa công dân Việt nam với công dân nước ngoài hoặc với người không có quốc tịch về việc xác định quốc tịch Việt Nam do chính một trong các bên hoặc một chủ thể nào đó có liên sự liên quan với các bên, đối với các trường hợp không có tranh chấp giữa các bên về quốc tịch Việt nam mà các bên về quốc tịch Việt nam mà các bên đều thống nhất đề nghị cư quan nhà nước xem xét thay đổi quốc tịch thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án mà thuộc thẩm quyền của cơ quan khác.
Ngoài ra, các tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự còn có: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước; Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự……..
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết: