Lá vối rất thân thuộc với người dân nước ta nhất là các vùng nông thôn và loại lá được nhiều người biết đến vì công dụng của loại lá này. Tuy nhiên khi sử dụng nước lá vối cần có 1 số lưu ý. Bài viết sau của Luật dương gia sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích
Mục lục bài viết
1. Nguồn gốc và thành phần của lá vối:
Lá vối có nguồn gốc từ Châu Á, được trồng nhiều ở các nước Trung Quốc, đồng thời đây cũng là loài cây dễ trồng, dễ sinh trưởng ở vùng nhiệt nên nước ta người dân rất thích trồng. Lá vối được hái từ cây vối xuống được mọi người chế biến để dùng làm dược liệu chế biến thành nước uống chữa các bệnh.
Trồng ở môi trường đất vườn, lá vối có lá to, dài, còn trồng trong chậu thì lá nhỏ, thon dài, có mũi ngắn nhỏ ở chóp lá. Lá màu xanh nhạt, phiến lá dày, dai, cứng, nhai thử có vị chát, lá già thường có nhiều chấm đen ở mặt dưới lá.
Lá vối có đa số chất tanin và vài khoáng chất, các vitamin, tinh dầu chiếm 4%. Vì thế lá vối có mùi thơm nhẹ nhàng khiến người ngửi cảm thấy dễ chịu và ngoài ra lá vối còn có thể kháng khuẩn kháng viêm. Trong lá vối chứa β – sitosterol có khả năng chuyển hóa cholesterol, làm giảm lượng mỡ trong máu và hỗ trợ kháng sinh. Ngoài ra còn chứa chất béo, sterol, tanin catechic và gallic, axit triterpenic.
2. Tác hại của lá vối khi dùng sai cách:
2.1. Gây tình trạng ngộ độc:
Tình trạng này có thể xảy ra khi uống lá vối quá mức hoặc uống loại lá vối có chứa độc tố. Nếu tích tụ quá nhiều độc tố trong cơ thể, chúng có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, khó thở và co giật. Khi không được xử lý kịp thời, tình trạng ngộ độc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm suy thận và tử vong.
2.2. Gây ra các vấn đề về tim mạch:
Lá vối có caffeine và các chất kích thích khác, việc uống quá nhiều lá vối có thể dẫn đến tăng huyết áp và nhịp tim không đều. Người có tiền sử bệnh tim mạch cần hạn chế sử dụng lá vối hoặc cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ. Các triệu chứng tim mạch có thể bao gồm đau ngực, khó thở và chóng mặt và gây biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đột quỵ và tử vong nếu không được xử lý kịp thời
2.3. Gây ra các vấn đề về tiêu hóa:
Các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn thường xuất hiện khi uống quá nhiều nước lá vối, hoặc khi sử dụng các loại lá vối không tốt cho tiêu hóa. Việc xử lý kịp thời những vấn đề tiêu hóa này rất quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy dinh dưỡng và khó tiêu.
2.4. Gây ra các phản ứng dị ứng:
Một số người có thể bị kích ứng bởi các chất trong lá vối và gây ra các phản ứng dị ứng như ngứa, chàm hoặc hoặc phát ban. Các triệu chứng này thường xuất hiện ngay sau khi sử dụng lá vối và có thể kéo dài trong một thời gian ngắn hoặc dài hạn. Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng dị ứng nào khi sử dụng lá vối, bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức.
3. Lưu ý khi dùng nước lá vối:
Mọi người đều nghĩ uống lá vối như thế nào cũng được hoặc pha như nào cũng như nhau tùy theo sở thích của mình. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Dưới đây là 1 số lưu ý khi sử dụng nước vối:
– Không nên uống nước lá vối trước khi ăn vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì nó có thể gây ra hiện tượng cồn cào do nước lá vối có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa làm cho hệ nhu động ruột hoạt động nhiều tiết ra dịch gây cảm giác thèm ăn. Và có thể gây choáng váng, mất năng lượng. Không nên dùng nhiều vì ảnh hưởng đến hệ bài tiết và dạ dày. Theo y học cổ truyền cái gì dùng nhiều cũng không tốt, có khi gây ra phản tác dụng của lá vối đem lại.
– Không nên dùng lá vối tươi do nó có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Không nên cho trẻ em và người già dùng. Vì có thành phần hóa học mạnh nên chúng không được dùng cho những người miễn dịch kém.
– Nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh thì không nên dùng nước lá vối. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, những người gầy, sức khỏe yếu và trẻ em dưới 12 tuổi cũng không nên uống nước lá vối. Với phụ nữ có thai cũng cần thận trọng khi dùng, không nên uống nước vối quá đặc làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
– Chỉ nên uống nước lá vối trong ngày, không để nước lá vối qua đêm ở môi trường bên ngoài vì sẽ khiến cho nước vối bị thiu, gây đau bụng. Việc bảo quản lá vối khô cũng rất quan trọng. Nên bảo quản lá vối ở những nơi khô thoáng tránh ánh nắng và cần cho vào túi buộc chặt không được để tiếp xúc với không khí vì dễ gây ra ẩm mốc.
4. Cách sử dụng nước lá vối:
Cách để pha nước lá vối uống, lấy 40g lá vối khô rửa với nước sạch. Sau đó cho vào ấm pha bằng nước sôi để dùng hoặc nấu với 1,5 lít nước là đủ. Khi hãm trà cần lưu ý chắt bỏ lượt nước đầu tương tự như pha trà xanh, hãm 15 phút cho dược chất trong lá vôi thôi ra nước hết thì mới dùng. Mỗi ngày chỉ cần dùng 1 nắm lá vối khô, pha đi pha lại để uống.
Khi bảo quản lá vối cần chú ý những điều kiện như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp để không làm lá vối bị hỏng gây ra tác dụng không mong muốn. Bảo quản khô thoáng tránh ánh nắng và cần cho vào túi buộc chặt không được để tiếp xúc với không khí vì dễ gây ra ẩm mốc.
– Bị đầy hơi, chướng bụng:
Sử dụng 10g lá vối, hãm và chia ra uống 2 lần/ ngày, đây là bài thuốc dân gian rất hiệu quả cho trường hợp khó tiêu, hay bị đầy bụng.
– Bị tiêu chảy:
Kết hợp lá vối, vỏ ổi, chuối tiêu, các loại trên đã được sấy khô, thái lát thành dạng nhỏ và dùng 400ml nước đun sôi hãm đến khi còn khoảng 100ml, chia ra 2 lần uống mỗi ngày 2 lần.
– Trị lở ngứa, tróc da đầu:
Nước lá vối dùng để gội cho da đầu rất hiệu quả cho quá trình điều trị lở ngứa da đầu, lưu ý không nên dùng nước lá vối quá đặc hay đun quá lâu, chỉ cần vừa đủ và pha với nước lạnh sau đó gội đầu như bình thường, khả năng hiệu quả của lá vối khi sử dụng theo cách này là nhờ các chất kháng viêm, kháng khuẩn khá tốt của lá vối.
– Trường hợp muốn giảm cân:
Dùng nước nguội hãm với 10g lá vối và uống cả ngày, giúp cho quá trình giảm cân được trở nên hiệu quả hơn nhờ các thành phần polyphenol có trong lá vối, giúp ức chế các men alpha glucosidas, làm chậm quá trình phân giải đường, làm chậm quá trình hấp thụ đường cho cơ thể.
– Giúp cho mẹ lợi sữa:
Thực tế cho thấy, trong lá vối có chứa các hoạt chất và vitamin khá tương đồng so với các loại thực phẩm khác, chính vì thế mà việc áp dụng cho bà bầu lợi sữa là điều khả thi và không gây tác dụng phụ.
Lá vối là loại lá rất tốt nếu các bạn biết sử dụng đúng cách vì thế các bạn cần phải biết và tìm hiểu rõ về loài này, không nên dùng đại trà, tràn lan dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra điều không mong muốn. Hãy bổ sung thêm nhiều kiến thức để giúp bạn và gia đình bạn tránh được những tác hại mà lá này mang đến. Nhìn chung, uống nước lá vối gần như không có tác hại, trừ khi bạn chế biến sai cách, uống quá nhiều hoặc không đúng thời điểm. Hy vọng, những thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lá vối và sử dụng nước lá vối đúng cách để tốt cho sức khỏe.
5. Trường hợp không nên sử dụng nước lá vối:
Nước lá vối chứa nhiều hợp chất sinh học có thể gây ra phản ứng dị ứng với một số người. Những đối tượng sau không nên dùng nước lá vối, bao gồm:
– Những người bị viêm loét dạ dày hoặc tá tràng: Nước lá vối có tính chất axit và có thể khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày hoặc tá tràng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, những người bị viêm loét dạ dày hoặc tá tràng nên hạn chế sử dụng nước lá vối.
– Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Việc sử dụng nước lá vối trong khoảng thời gian mang thai và cho con bú là không an toàn. Mặc dù không có chỉ dẫn cụ thể rằng nước lá vối làm tổn thương cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và con, các bà mẹ nên hạn chế sử dụng nước lá vối khi đang mang thai hoặc cho con bú.
– Trẻ em dưới 6 tuổi: Trẻ em dưới 6 tuổi có thể không thích hợp để sử dụng nước lá vối do tính chất axit của nó có thể gây kích ứng da và làm tổn thương niêm mạc miệng của trẻ.