Hạn sử dụng được xem là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng mà người tiêu dùng cần phải xem xét trước khi đưa ra quyết định mua một sản phẩm nào đó, vì nếu người tiêu dùng sử dụng những loại sản phẩm quá hạn sử dụng thì sẽ có nguy cơ gây ngộ độc. Vậy theo quy định của pháp luật thì những sản phẩm nào không phải ghi hạn sử dụng?
Mục lục bài viết
1. Những sản phẩm nào không phải ghi hạn sử dụng?
Hạn sử dụng của sản phẩm là yếu tố quan trọng đầu tiên mà người tiêu dùng quan tâm. Thời hạn sử dụng có sản phẩm được hiểu là thời hạn mà thực phẩm đó vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn trong điều kiện bảo quản nhất định. Thời hạn sử dụng của sản phẩm sẽ giúp cho sản phẩm giữ được chất lượng và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Trước đây, việc ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch
-
Đồ uống có nồng độ cồn từ 10% trở lên;
-
Bánh mì, các loại bánh ngọt được tiêu thụ trong khoảng thời gian 24 giờ sau khi sản xuất;
-
Dấm ăn, muối được sử dụng cho thực phẩm, hoặc đường ở thể rắn;
-
Các loại gia vị, thảo mộc, các sản phẩm có bao gói nhỏ, diện tích bề mặt lớn nhất chỉ khoảng 10 cm2 thì cũng có thể được miễn áp dụng ghi thời hạn sử dụng nếu sản phẩm đó có nhãn phụ hoặc bao bì bên ngoài đã thể hiện đầy đủ.
Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT có giá trị thay thế cho Thông tư 15/2000/TT-BYT. Tuy nhiên đến nay, các thông tư này đều không còn hiệu lực.
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP), có quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa. Theo đó, nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông trên lãnh thổ của Việt Nam bắt buộc phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây bằng tiếng Việt:
-
Tên hàng hóa;
-
Xuất xứ của hàng hóa. Trong trường hợp các loại hàng hóa không xác định được xuất xứ thì cần phải ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa;
-
Tên và địa chỉ của các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp về hàng hóa;
-
Các nội dung bắt buộc khác phải cái hiện trên hàng hóa tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được liệt kê tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 111/2021/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, trên nhãn của các loại lương thực, thực phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, các loại đồ uống phải rượu, các loại phụ gia thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm… đều bắt buộc phải ghi hạn sử dụng.
Thông qua Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 111/2021/NĐ-CP (quy định về các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo tính chất của mỗi loại hàng hóa) có thể liệt kê những sản phẩm không bắt buộc phải ghi hạn sử dụng trên bao bì bao gồm:
-
Vi chất dinh dưỡng;
-
Trang thiết bị y tế;
-
Đồ chơi trẻ em;
-
Sản phẩm dệt may, sản phẩm da giày;
-
Sản phẩm nhựa, sản phẩm cao su;
-
Giấy, bìa và carton;
-
Đồ dùng giảng dạy, đồ dùng học tập và văn phòng phẩm;
-
Ấn phẩm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, văn học, nghệ thuật và tôn giáo;
-
Các loại nhạc cụ, dụng cụ thể dục thể thao và máy tập thể dục thể thao;
-
Các loại đồ gỗ, sản phẩm sành sứ và thuỷ tinh;
-
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ;
-
Đồ gia dụng và trang thiết bị gia dụng;
-
Bạc, đá quý và vàng trang sức mỹ nghệ;
-
Trang thiết bị bảo hộ lao động và trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, các loại máy móc và trang thiết bị cơ khí, các loại máy móc và trang thiết bị đo lường thử nghiệm;
-
Sản phẩm luyện kim, các loại sản phẩm dụng cụ đánh bắt thủy sản;
-
Ô tô, xe máy, mô tô và các loại xe máy chuyên dùng;
-
Xe đạp và phụ tùng của phương tiện giao thông;
-
Chất tẩy rửa, các loại sản phẩm từ dầu mỏ;
-
Sản phẩm là kính mắt, đồng hồ;
-
Sản phẩm bàn chải đánh răng;
-
Sản phẩm là máy móc và dụng cụ làm đẹp, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm, các loại mũ bảo hiểm.
2. Hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn sản phẩm được ghi như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của
-
Ngày sản xuất và hạn sử dụng hàng hóa được ghi lần lượt theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch sản xuất ra sản phẩm đó. Trong trường hợp ghi theo thứ tự khác thì bắt buộc phải có chú thích thứ tự bằng tiếng Việt trên nhãn hàng hóa. Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng và chỉ năm phải được ghi bằng 02 chữ số; được phép ghi số chỉ năm bằng 04 chữ số khác nhau. Số chỉ ngày, số chỉ tháng và số chỉ năm của một mốc thời gian bắt buộc phải được ghi cùng một dòng. Trong trường hợp ghi tháng sản xuất thì cần phải ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch. Trong trường hợp ghi năm sản xuất thì cần phải ghi bốn chữ số của năm dương lịch đó. “Ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn sản phẩm có thể ghi đầy đủ hoặc cũng có thể ghi tắt bằng những chữ in hoa “NSX”, “HSD” hoặc “HD”;
-
Trong trường hợp các loại hàng hóa, sản phẩm bắt buộc phải được ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên nhãn hàng hóa đã ghi đầy đủ này sản xuất này, thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian bắt đầu kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa sản phẩm đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất của sản phẩm được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng đó;
-
Đối với các loại hàng hóa, sản phẩm được san chia, nạp, đóng gói lại phải thể hiện rõ ngày san chia, nạp, đóng gói lại đó; đồng thời hạn sử dụng của hàng hóa phải được tính bắt đầu kể từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc;
-
Cách ghi ngày sản xuất và cách ghi hạn sử dụng sẽ được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Như vậy, hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn sản phẩm sẽ được quy theo quy định nêu trên.
3. Sản phẩm là hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm có bắt buộc phải công khai hạn sử dụng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP, có quy định về các thông tin bắt buộc phải thể hiện đối với hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản và hàng hóa dạng rời không có bao bì thương phẩm. Theo đó, các loại hàng hóa sản phẩm có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời là phụ gia thực phẩm, các loại hóa chất, các loại sản phẩm không có bao bì thương phẩm để bán trực tiếp cho khách hàng và người tiêu dùng khi tổ chức, cá nhân bán hàng cần phải công khai đầy đủ các thông tin sau đây để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết;
-
Tên hàng hóa;
-
Hạn sử dụng của hàng hóa;
-
Cách thức cảnh báo an toàn, nếu có;
-
Hướng dẫn sử dụng đối với hàng hóa;
-
Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp về hàng hóa.
Như vậy, trong trường hợp sản phẩm được xác định là hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản hoặc hàng hóa dạng rời không có bao bì thực phẩm thì tổ chức, cá nhân bán hàng bắt buộc phải công khai thời hạn sử dụng của hàng hóa đó để người tiêu dùng nhận biết.
THAM KHẢO THÊM: