Đất mồ mả và đất phổ mộ là loại đất phục vụ cho quá trình tâm linh, hành vi xâm phạm đất mồ mả là hành vi đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tâm linh của con người. Dưới đây là những quy định về luật đất mồ mả và đất thổ mộ mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Quy định về hành vi xâm phạm đất mồ mả, đất thổ mộ:
Theo quy định của pháp luật hình sự, thì các hành vi phạm tội xâm phạm mồ mả bao gồm:
Thứ nhất, xâm phạm mồ mả được xác định bằng bất kỳ hình thức nào với nhiều mục đích khác nhau tuy nhiên người có hành vi xâm phạm mồ mả đã trực tiếp dẫn đến sự biến dạng hoặc mất mát của các thi thể hài cốt của người chết hay nói cách khác là hành vi xâm phạm của họ đã xâm phạm tới mồ mả của người khác một cách bất hợp pháp.
Thứ hai, xâm phạm mồ mả di chuyển mồ mả của người khác khi không có quyết định di chuyển mồ mả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không có sự cho phép của người nhà người chết nhưng lại tự ý di chuyển mồ mả hài cốt của người chết.
Thứ ba, xâm phạm mồ mả được xác định là hành vi tráo đổi hay lấy cắp hoặc thay thế bia mộ ghi tên người chết hoặc hài cốt gửi các phần mộ khiến cho người thân của người chết ảnh hưởng hoặc nhầm lẫn ảnh hưởng đến tâm linh của người khác.
Thứ tư, xâm phạm mồ mả được xác định là hành động tự ý san phẳng hoặc đào lớp mồ mả của người khác khiến cho người nhà của họ không tìm thấy dấu vết và làm mất đi hoặc thay đổi vị trí vốn có của ngôi mộ đó.
Và cuối cùng bao gồm cả hành vi vô tình hoặc cố tình chiếm đoạt thi thể hài cốt của người đã chết. Và khi có những hành vi xâm phạm thì thể hài cốt của người khác thì phải tiến hành bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự. Mức bồi thường thiệt hại được xác định theo thỏa thuận của các bên và nếu không thỏa thuận được thì sẽ được xác định dựa trên mức lương cơ sở cụ thể là không quá 10 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định. Mức lương cơ sở hiện nay được xác định là 1 triệu 800. Vì thế mức bồi đắp tổn thất về tinh thần tối đa đối với hành vi xâm phạm mồ mà là không quá 18 triệu đồng.
2. Xây dựng nhà cửa trên đất mồ mả, đất thổ mộ có sao không?
Theo quy định của pháp
Đặc biệt theo điều 6 của
3. Có được di dời mồ mả trên đất nhà mình không?
Theo quy định của pháp luật đất đai thì quyền sử dụng đất của người sử dụng đất đã được pháp luật quy định một cách cụ thể và rõ ràng theo Điều 166 của Luật Đất đai 2013 hiện hành. Áp sát với quy định đó thì người sử dụng đất hợp pháp phải có các giấy tờ chứng minh một cách đầy đủ và hợp lệ về quyền sử dụng đất của mình cũng như để chứng minh rằng mình có toàn quyền sở hữu tài sản trên các mảnh đất đó. Và tất nhiên rằng nếu như không có sự cho phép của chủ sở hữu thì bất cứ ai cũng không được xây dựng hoặc xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp và lấn chiếm mảnh đất đó.
Đối với các ngôi mộ thì trường hợp nếu như ngôi mộ đó đã tồn tại và hiện diện trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất hợp pháp thì có nghĩa là người sử dụng đất đó cũng không có quyền yêu cầu di dời ngôi mộ đó đi nơi khác bởi sự hiện diện của mỗi bộ này đã có từ trước khi người đó có quyền tại mảnh đất đó vì thế người này cũng không được phép xâm phạm hoặc làm ảnh hưởng đến ngôi mộ đó. Suy cho cùng thì sự hiện diện của ngôi mộ đó cũng không phải là hành vi xâm chiếm đất bất hợp pháp đối với người sử dụng và người sử dụng cũng chấp nhận sự có mặt của ngôi mộ trên mảnh đất của mình vì thế cho nên họ mới đi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất.
Trong trường hôm nay thì người sử dụng đất sẽ không thể yêu cầu di dời ngôi mộ nếu như người quản lý của ngôi mộ đó không đồng ý và cách tốt nhất để có lợi cho đôi bên trong trường hợp này chính là thỏa thuận hòa giải để đôi bên cùng có lợi giao cho đối phương chấp nhận vợ yêu cầu di dời ngôi mộ của họ. Và ngay cả khi họ không chấp thuận hoa dài thỏa thuận thì người sử dụng đất hợp pháp cũng không có quyền tự ý xâm phạm đến ngôi mộ của họ. Ngược lại nếu như sự xuất hiện của ngôi mộ đó sau khi họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tức là người chủ quản lý của ngôi mộ đã xâm phạm đến quyền lợi của người sử dụng hợp pháp vì thế có quyền yêu cầu di dời ngôi mộ trên mảnh đất mà họ đang quản lý.
4. Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp về đất mồ mả, đất thổ mộ:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có mồ mả được quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 hiện hành, cụ thể như sau:
Thứ nhất là giải quyết tranh chấp bằng con đường hoà giải. Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp giải quyết tranh chấp mềm dẻo linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp các bên đường sự tự suy nghĩ và tự mình hóa giải những tranh chấp bất đồng trong quan hệ đất đai. Hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm hai loại cụ thể đó là hòa giải tranh chấp ngoài tố tụng và hòa giải tranh chấp trong tố tụng. Hóa giải trong tố tụng là hình thức hòa giải do tòa án nhân dân mà cụ thể là thẩm phán thụ lý giải quyết vụ án tranh chấp đất đai thực hiện. Hòa giải tranh chấp này được thực hiện theo quy định về trình tự và thủ tục của bộ luật tố tụng dân sự và đây được coi là hình thức hòa giải bắt buộc trước khi thụ lý.
Thứ hai là giải quyết tranh chấp bằng con đường hành chính. Trường hợp mà tranh chấp hòa giải tại ủy ban nhân dân xã nơi có đất tranh chấp mà không thành thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện bằng con đường hành chính đó là tranh chấp mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo Điều 100 của luật đất đai và nếu đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng việc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại ủy ban nhân dân thì việc giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thứ ba là giải quyết tranh chấp bằng con đường tố tụng tòa án. Đối với tranh chấp đất đai được hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không thành thì sẽ được giải quyết bằng con đường tố tụng. Đây được đánh giá là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và lâu đời nhất và hình thức giải quyết này thông qua cơ quan quyền lực công có chức năng xét xử để đưa ra một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật bắt buộc đối với các bên đường sự. Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án thì tòa án cũng sẽ phải đắp ứng những nguyên tắc chung nhất định theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ Luật Dân sự năm 2015;
–