Hoạt động thương mại? Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại? Thực hiện nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại được thể hiện như thế nào?
Như chúng ta đã biết đối với mỗi một ngành luật đều có quy định của pháp luật đề ra để điều chỉnh ngành luật đó và song song với việc phát huy sức mạnh và áp dụng tốt nhất điều luật đã đề ra thì không thể không nói tới vai trò của những nguyên tắc chung trong quy định của nhành luật. Đối với luật thương mại cũng vậy, pháp luật đề ra những nguyên tắc chung để từ đó làm căn cứ để điều chỉnh và phát triển những quy định khác. Vậy cụ thể Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại bao gồm những nguyên tắc nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật Thương Mại 2005
Dịch vụ Luật sư
1. Hoạt động thương mại
Trong hoạt động thương mại có một số đặc điểm về hợp đông thương mại như
Ngoài ra đặc điểm về hình thức của hợp đồng thương mại, căn cứ theo pháp luật thì tại điều 24 Luật thương mại 2005 quy định về loại
2. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại
Theo quy định tại Luật Thương mại quy định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại phù hợp với nguyên tắc của Bộ Luật Dân sự cũng như thực tiễn hoạt động thương mại tại Việt Nam. Khái niệm hoạt động thương mại của Việt Nam hiện đã bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và các khía cạnh thương mại của đầu tư và sở hữu trí tuệ. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại 2005 đề ra trong hoạt động thương mại, cụ thể đó là :
2.1 Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
Theo quy định tại Điều 10 Luật Thương mại 2005 thì thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại. Theo đó, Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
2.2. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại được quy định tại Điều 11 Luật thương mại như sau: Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.
2.3. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên
Khoản 3 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định, Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại. Theo đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
2.4. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Điều 13 Luật thương mại 2005 nêu rõ: Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.
2.5. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh theo quy định của pháp luật, nguyên tắc này không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng mà còn thực hiện ổn định thị trường với hành hóa đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể.
2.6. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
Trên thực tế trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.
3. Thực hiện nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại được thể hiện như thế nào?
Áp dụng tập quán thực chất là việc áp dụng các quy tắc xử sự hình thành từ tập quán, và là một phần của áp dụng pháp luật. Do đó, nhận thức chung về áp dụng pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp cận nghiên cứu vấn đề áp dụng tập quán nói chung và áp dụng tập quán thương mại nói riêng.
Ở Việt Nam hiện nay, thuật ngữ áp dụng pháp luật không được hiểu đồng nhất. Trong cuốn chuyên khảo về nhà nước và pháp luật, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật đưa ra định nghĩa: “Áp dụng pháp luật là toàn bộ những việc làm, những hoạt động, những phương thức nhằm thực hiện những yêu cầu đặt ra trong pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội”, và tiếp đó cho rằng, áp dụng pháp luật được thể hiện ra thông qua những hình thức (phương pháp) như tuân thủ pháp luật thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật), và vận dụng pháp luật
“Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước. Nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật”
Áp dụng tập quán thương mại có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, áp dụng tập quán thương mại được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bởi các định chế khác được nhà nước thừa nhận. Thông thường, tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhưng do tính chất đặc biệt của các quan hệ pháp luật thương mại, các chủ thể của các quan hệ này có thể thỏa thuận thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án. Các cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án có thể bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tiểu xét xử, hòa giải – trọng tài, xét xử bởi thẩm phán tư, xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược. Trừ hòa giải và thương lượng, các cơ chế giải quyết tranh chấp khác ngoài tòa án đều là các định chế được nhà nước thừa nhận có khả năng áp dụng tập quán thương mại.
Thứ hai, việc áp dụng tập quán nói chung và tập quán thương mại nói riêng phải đáp ứng các đòi hỏi khắt khe hơn so với các đòi hỏi đối với việc áp dụng các quy tắc chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật, có lẽ bởi các quy tắc tập quán thường khó tìm kiếm hơn, thiếu rõ ràng hơn so với các quy tắc của văn bản quy phạm pháp luật và không phản ánh rõ nét ý chí của nhà làm luật. Các đòi hỏi của pháp luật đối với việc áp dụng tập quán nói chung và tập quán thương mại nói riêng có thể bao gồm: đòi hỏi về tìm kiếm, chứng minh, giải thích, đánh giá… quy tắc tập quán.
Như vậy có thể thấy pháp luật quy định cụ thể về việc áo dụng tập quán trong hoạt động thương mại, và đó cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật thương mại mà khi thực hiện giải quyết những vụ việc liên quan tới tranh chấp thương mại có thể thực hiện áp dụng vấn đề này.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.