Người tham gia phiên tòa phúc thẩm trong tố tụng dân sự? Sự tham gia của Viện Kiểm sát trong phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự?
Phiên tòa phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự được tổ chức nhằm giải quyết vụ án dân sự bị kháng cáo, kháng nghị. Bên cạnh các chủ thể là người tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa phúc thẩm thì phiên tòa còn có sự tham gia của người tham gia phiên tòa phúc thẩm.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
* Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT- VKSNDTC – TANDTC ngày 31 tháng 8 năm 2016 do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
1. Người tham gia phiên tòa phúc thẩm trong tố tụng dân sự
Để đảm bảo phán quyết của Tòa án chính xác, đúng pháp luật cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì những người có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm cần phải được đảm bảo quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự. Những người kháng cáo, kháng nghị đều phải được trực tiếp trình bày các yêu cầu kháng cáo, ngáng nghị, bổ sung chứng cứ, căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Những chủ thể tham gia phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự được quy định tại Khoản 1 Điều 294
Người kháng cáo là người có quyền kháng cáo và có đơn kháng cáo hợp lệ theo quy định tại Điều 271 và Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó người có quyền kháng cáo là đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp sơ thẩm triệu tập tham gia tố tố tụng với tư cách là các đương sự có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Những người có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án dân sự nhưng không được Tòa án sơ thẩm triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự thì không có quyền kháng cáo phúc thẩm.
Bên cạnh đó, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 bổ sung thêm về quyền kháng cáo của cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khác cũng cũng có quyền kháng cáo. Tuy nhiên, quy định này còn nhiều tranh cãi vì suy cho cùng, khi đã tham gia và quá trình tố tụng mà Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay ra bản án thì tư cách tố tụng của người khởi kiện đã xác định, nên việc quy định “cá nhân khởi kiện” ở quy định này có phần trùng lặp.
Đơn kháng cáo hợp lệ là đơn kháng cáo do người có quyền kháng cáo thực hiện đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hình thức, nội dung và thời hạn thực hiện kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị là trường hợp kháng cáo, kháng nghị có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ mặc dù họ không kháng cáo, kháng nghị. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo bệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được triệu tập đến tòa.
Người tham gia tố tụng khác nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị có thể không liên quan nhưng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị, sự có mặt của họ cần thiết để làm sáng tỏ nội dung vụ án hoặc hỗ trợ việc làm sáng tỏ nội dung vụ án như: Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định.
Người kháng cáo, đương sự, cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị hoặc những chủ thể có quyền lợi liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa được Tòa án cấp sơ thẩm đưa vào tham gia tố tụng cùng người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa để đảm bảo sự theo dõi tình hình vụ án, kịp thời đưa ra những quan điểm, lập luận để họ có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình.
2. Sự tham gia của Viện Kiểm sát trong phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự
Tại Khoản 2 Điều 294 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
” Điều 294. Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tòa phúc thẩm.”
Sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân (được thực hiện thông qua đội ngũ Kiểm sát viên) tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự nhằm mục đích thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa phúc thẩm.
Quy định tại khoản 2 Điều 294 là một trong những điểm mới của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Nếu như theo quy định tại khoản 2 Điều 264
Tại Khoản 2 Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2001 quy định: “Viện Kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại…” Vấn đề này được hướng dẫn tại Mục 2 Phần 2 của Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSNDTC- TANDTC ngày 01/09/2005 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng dân sự và sự tham gia của Viện Kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự thì Viện Kiểm sát kháng nghi theo thủ tục phúc thẩm hoặc khi Viện Kiểm sát đã tham gia phiên tòa sơ thẩm hoặc khi ở giai đoạn phúc thẩm được sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa phúc thẩm trong những trường hợp hợp có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án mà cho đến thời điểm trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, khiếu nại của đương sự chưa được giải quyết hoặc tuy đã giải quyết nhưng đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại.
Khác với quy định về sự tham gia của Viện Kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, theo quy định tại khoản 2 Điều 294 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định “ Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tòa phúc thẩm ”, tức là Viện Kiểm sát nhân dân tham gia tất cả các phiên tòa phúc thẩm chứ không chỉ có những phiên tòa phúc thẩm trong trường hợp Viện Kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên tòa sơ thẩm. Điều này được quy định cụ thể trong Điều 30 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT VKSNDTC – TANDTC quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Quy định như vậy đã mở rộng phạm vi thẩm quyền của Viện Kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự.
Tuy nhiên, quy định này là chưa thực sự hợp lý. Do việc tham gia phiên tòa phúc thẩm của Viện Kiểm sát trong những trường hợp Viện Kiểm sát kháng nghị là cần thiết bởi tại phiên tòa Viện Kiểm sát đưa ra các yêu cầu kháng nghị, các tài liệu, chứng cứ, căn cứ pháp lí, lý lẽ và lập luận để chứng minh cho yêu cầu kháng nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp. Còn trong các trường hợp khác thì Viện Kiểm sát không bắt buộc phải tham gia phiên tòa phúc thẩm bởi vì: với chức năng giữ gìn công lý của Tòa án thì việc độc lập xét xử là một trong những đặc thù của việc thực hiện quyền tư pháp và là một nguyên tắc rất quan trọng của các Tòa án trong Nhà nước pháp quyền. Tính độc lập của Tòa án là một tất yếu khách quan được quy định bởi chính đặc trưng của việc thực hiện quyền tư pháp. Vì vậy, để đảm bảo sự độc lập xét xử của Tòa án thì phải tạo ra và bảo đảm một môi trường khách quan để loại trừ sự can thiệp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức bên ngoài trong đó có cả Viện Kiểm sát. Có như vậy Tòa án mới có điều kiện để thực hiện việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội, đưa ra phán quyết công bằng, chính xác và đúng pháp luật. Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát muốn kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án không nhất thiết phải tham gia phiên tòa mà có thể thực hiện bằng nhiều cách như nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự do Tòa án chuyển sang, gửi bản kết luận về việc giải quyết vụ án cho Tòa án.