Ở Việt Nam, phương thức đấu thầu được sử dụng phổ biến và được pháp luật quy định khá chặt chẽ, tuy nhiên trong thực tiễn luôn luôn tiềm ẩn và phát sinh nhiều vấn đề. Câu hỏi đặt ra: Những hành vi nào được xem là gian lận trong đấu thầu?
Mục lục bài viết
1. Những hành vi được xem là gian lận trong đấu thầu:
1.1. Khái quát chung về hoạt động đấu thầu:
Nền kinh tế thị trường thúc đẩy cạnh tranh phát triển. Những người bán hàng hóa, dịch vụ luôn luôn có sự cọ sát để tranh giành thị trường và người mua. Cơ chế đó làm cho người mua có được sự lựa chọn tốt nhất cho mình. Trên cơ sở đó đấu thầu xuất hiện. Cơ chế đấu thầu cho phép người mua lựa chọn một hoặc một số người bán có khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ mà mình có nhu cầu sao cho đạt được hiệu quả tối ưu cả về số lượng, chất lượng, giá cả, và kỹ thuật, công nghệ … Theo Luật mẫu của UNCITRAL cụ thể là tại Điều 2, thì đấu thầu là tiến hành mua sắm hàng hóa, xây dựng và dịch vụ theo một cách nào đó. Nhưng tựu chung, các định nghĩa trên dù ở góc độ học thuật hay thông dụng đều hướng tới việc chỉ ra rằng: đấu thầu là một thuật ngữ để chỉ một quá trình mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ thông qua một quá trình mang tính chuẩn hóa do bên mời thầu áp dụng để lựa chọn nhà thầu phù hợp với các tiêu chí bên mời thầu đưa ra thực hiện việc cung ứng hàng hóa, xây dựng và dịch vụ. Qua đó, có thể đưa ra khái niệm về hoạt động đấu thầu như sau: Đấu thầu là hình thức lựa chọn được một nhà thầu hoặc một nhóm nhà thầu (liên danh) đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu mà bên mời thầu đã đặt ra trong hồ sơ mời thầu.
1.1. Những hành vi được xem là gian lận trong đấu thầu:
Có thể nói, đấu thầu là hoạt động phải thực hiện theo một số nguyên tắc chung bắt buộc mà pháp luật đã quy định, hành vi gian lận trong đầu thầu là một trong những hành vi bị cấm và vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc đấu thầu, đi ngược với pháp luật và trái đạo đức xã hội. Đấu thầu có những nguyên tắc cơ bản sau đây mà pháp luật về đấu thầu phải ghi nhận, đó là: Nguyên tắc coi trọng hiệu quả, nguyên tắc dữ liệu đầy đủ, nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng, nguyên tắc đánh giá công bằng, nguyên tắc minh bạch, nguyên tắc trách nhiệm phân minh, nguyên tắc bảo lãnh thích đáng, nguyên tắc khuyến khích nhà thầu trong nước, nguyên tắc tôn trọng các điều ước quốc tế.
Gian lận trong đấu thầu được xem là một trong những hành vi vi phạm pháp luật, muốn biết được hành vi nào bị xem hành vi gian lận trong đấu thầu, thì phải xem xét quy định trong pháp luật về đấu thầu. Cụ thể là tại Điều 89 của Luật Đấu thầu năm 2023 hiện hành, thì các hành vi sau đây sẽ được xem là gian lận trong đấu thầu bao gồm:
– Hành vi trình bày sai với lỗi cố ý (tức là biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật và thấy trước được hậu quả nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả đó xảy ra) hoặc làm sai lệch thông tin tài liệu, làm sai lệch hồ sơ của một bên tham gia đấu thầu nhầm mục đích trục lợi cá nhân về mặt tài chính hoặc một lợi ích nào đó hoặc trốn tránh một nghĩa vụ mà họ phải thực hiện;
– Hành vi trực tiếp đánh giá và xem xét hồ sơ dự tuyển hoặc hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ thẩm định kết quả trong danh sách các nhà thầu, hành vi mà nhà thầu cố ý khai báo sai hoặc cung cấp những thông tin sai lệch không vô tư khách quan trong hoạt động đấu thầu, không trung thực dẫn đến hậu quả là làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu và chủ đầu tư;
– Hành vi của nhà thầu hoặc chủ đầu tư với lỗi cố ý cung cấp các thông tin không khách quan và trung thực theo đúng quy định của pháp luật trong hồ sơ sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ quan tâm và hồ sơ đề suất dẫn đến hậu quả là làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu và lựa chọn chủ đầu tư.
2. Mức xử phạt đối với hành vi gian lận trong đấu thầu:
Có thể xem xét vào từng mức độ vi phạm của từng hành vi gian lận trong đấu thầu nêu trên, hành vi đó theo tính chất và mức độ vi phạm khác nhau mà có thể xử lý theo các hình thức khác nhau, có thèm thèm chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể là theo quy định tại Điều 37 của nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thì đối với hành vi vi phạm điều cấm trong lĩnh vực đúng thôi sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng, trong đó có hành vi gian lận trong đấu thầu (khoản 3 Điều 37 của nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư), đây là mức phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm pháp
Ngoài ra theo khoản 3 Điều 90 của pháp luật về đấu thầu hiện hành thì cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu khi gây ra thiệt hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Người có hành vì gian lận trong đấu thầu còn có thể bị cấm hoạt động và cấm hành nghề trong lĩnh vực đấu thầu trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với trường hợp gian lận ở mức độ nghiêm trọng thì sẽ trình lên Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đối thoại trong một phạm vi và thời gian nhất định đối với người vi phạm. Quyết định xử lý vi phạm này phải được gửi đến cá nhân và các tổ chức có liên quan đồng thời phải gửi đến bộ kế hoạch và đầu tư để tiến hành theo dõi và đăng tải lên các trang mạng báo chí phải đúng thù và hệ thống đấu thầu quốc gia.
3. Hành vi gian lận trong đấu thầu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Nếu hành vi gian lận trong hoạt động đoàn tàu thỏa mãn đầy đủ các cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 222 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) hiện hành, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Đây được xem là một loại tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước trong lĩnh vực về hoạt động nông thôn cũng như xâm phạm các chính sách đầu tư phát triển kinh tế xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ảnh hưởng tới uy tín và hình ảnh của quốc gia cũng như các dự án và công trình của dân tộc. Đối tượng tác động của loại tội phạm này là các hoạt động trong đấu thầu trong đó bao gồm hoạt động gian lận trong đấu thầu. Có thể hiểu rằng gian lận trong đấu thầu được xem là hành vi của những người tham gia dự thầu hoặc những người tham gia mời thầu, những người có thẩm quyền xem xét hồ sơ của các bên dự thầu để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật vì mục đích tư lợi cá nhân hoặc nhầm trốn tránh nghĩa vụ phải thực hiện với nhà nước. Đặc biệt hậu quả là một trong những dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này, tức là khi thực hiện hành vi gian lận thì phải gây ra hậu quả nghiêm trọng, đó có thể là thiệt hại về tài sản của nhà nước hoặc tài sản của các nhà đầu tư hoặc các chủ thể khác. Theo đó thì lỗi thực hiện hành vi vi phạm theo Điều 222 là lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người thực hiện hành vi vi phạm nhận thức được hành vi của mình là trái quy định của pháp luật và thấy trước được hậu quả nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Như vậy thì nếu hành vi gian lận trong đấu thầu thỏa mãn các quy định của cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật nêu trên. Mức phạt của loại tội này giao động là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 đến 20 năm tùy từng khung hình phạt khác nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu năm 2023;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.