Quy định của pháp luật về những hành vi bị nghiêm cấm đối với sự phát triển của rừng.
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Chính vì vậy mà cần phải có những biện pháp bảo vệ rừng và phải ngăn cấm những hành vi phá hoại rừng.
Việc chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép. Việc chặt phá rừng khai thác rừng trái phép sẽ làm tàn lụi rừng gây nên những hiện tượng như bị sói mòn, sạt lở đất, mặt khác rừng còn là nơi sinh sống của nhiều động vật hoang dã. Nếu rừng bị chặt phá thì động vật sẽ không có nơi để ở.
Hiện tại, con người luôn có hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép. Trong rừng luôn giữ những loài động vật hoang dã với những nguồn gen quý hiếm. việc săn bắt như vậy sẽ làm cho nguôn gen quý bị mất đi, môi trường sống của động vật không còn sẽ làm cho các laoif động vật quý bỏ đi nơi khác để sinh tồn.
Bên cạnh đó, con người còn có những hành vi hủy hoại trái phép tài nguyên và hệ sinh thái rừng. điều này làm cho sự đa dạng của rừng ngày càng một giảm đi.
Sự tác động của con người đến môi trường làm cho môi trường bị thay đổi khí hậu cũng thay đổi và có hiện tượng nóng lên. Vào mùa hè khí hậu nắng nóng dễ dẫn đến hiện tượng cháy rừng và trên thực tế đã có rất nhiều vụ cháy rừng trên diện rộng. Những người có trách nhiệm trong việc phòng cháy chữa cháy đã không áp dụng đúng cách về phòng cháy chữa cháy cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ tới sự bảo vệ và phát triển của rừng.
>>> Luật sư
Chưa kể đến những hành vi của con người như chặt phá rừng để làm nhà, canh tác làm cho rừng ngày càng ngheo đi và hiện tượng sói mòn ngày càng nhiều.
Ngoài ra, các hành vi bị cấm khác như: vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng, lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép, khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non, nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng, giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật, phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.