Những giấy tờ cần thiết khi lưu thông hàng hóa ra thị trường. Nhãn hàng hóa, quy định về nhãn hàng hóa, nguồn gốc hàng hóa.
Những giấy tờ cần thiết khi lưu thông hàng hóa ra thị trường. Nhãn hàng hóa, quy định về nhãn hàng hóa, nguồn gốc hàng hóa.
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty chị làm ngành nhựa nên chị có 1 vài vấn đề sau đây cần tư vấn: Tạo nhãn dán lên hàng hóa xuất nhập khẩu để không bị quản lí thị trường làm khó trên đường chở hàng từ nơi sản xuất ra cảng; Giấy tờ cần thiết khi lưu thông nguyên liệu (hạt nhựa, thùng giấy v.v…) và thành phẩm từ tỉnh lên thành phố và ngược lại; Khi quản lí thị trường kiểm tra tại xưởng thì cần đưa họ giấy tờ nào v.v…khi họ bảo là công ty giữ hàng hóa không có xuất xứ trong khi công ty có thể đưa hóa đơn đầy đủ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Về nhãn hàng hóa
Tại Điều 5 Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa có quy định về hàng hóa phải ghi nhãn như sau:
“Điều 5. Hàng hoá phải ghi nhãn
1. Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Hàng hoá không bắt buộc phải ghi nhãn:
a) Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
b) Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
4. Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.
Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định ghi nhãn hàng hoá trong các trường hợp quy định tại khoản này”.
Căn cứ vào quy định này thì hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này, trừ những trường hợp sau:
– Hàng hoá không bắt buộc phải ghi nhãn:
+ Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
+ Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
– Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.
Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa như sau:
"Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn”.
Căn cứ vào quy định này thì đối với hàng hoá không thuộc những trường hợp bắt buộc phải ghi nhãn hàng hóa thì đối với hàng hóa được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.
Về những giấy tờ cần thiết khi lưu thông nguyên liệu
Căn cứ vào khoản 4,5 Điều 5 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường có quy định về về hóa đơn, chứng từ đối với nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu lưu thông trong thị trường nội địa như sau:
– Đối với hàng hóa là sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ; nguyên, phụ liệu của các hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc các hợp đồng nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu được phép tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì hóa đơn, chứng từ thực hiện như sau:
+ Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển, lưu kho và bày bán tại cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố phải có bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và
+ Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển, lưu kho và bày bán tại cửa hàng trực thuộc khác địa bàn hoặc cửa hàng trực thuộc cùng địa bàn hạch toán độc lập thì phải có bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và
+ Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu bán cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác thì phải có hóa đơn theo quy định. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu phục vụ hợp đồng gia công, sản phẩm gia công bán vào nội địa theo chỉ định của đối tác thuê gia công thì phải có tờ khai hải quan đã xác nhận thông quan theo quy định.
– Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu để gia công lại tại cơ sở gia công khác thì phải có Hợp đồng gia công lại kèm theo Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động.
Về chức năng của lực lượng quản lý thị trường
Tại Điều 7 Pháp lệnh 11/2016/UBTVQH13 pháp lệnh về quản lý thị trường quy định về vị trí, chức năng của lực lượng quản lý thị trường như sau:
“Điều 7. Vị trí, chức năng của lực lượng Quản lý thị trường
Lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.
Căn cứ vào quy định của pháp lệnh thì quản lý thị trường có chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật giấy tờ lưu thông hàng hóa: 1900.6568
Về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết
Căn cứ vào Điều 12
Căn cứ vào khoản 2 Điều 15