Về chế độ hợp đồng làm việc của viên chức có sự thay đổi theo quy định mới tại luật Viên chức sửa đổi năm 2019, đáng lưu ý sẽ bỏ chế độ "biên chế suốt đời" từ ngày 1/7/2020. Tuy nhiên, vẫn còn các đối tượng cụ thể được hưởng biên chế suốt đời.
Mục lục bài viết
1. Viên chức và phân loại viên chức:
Theo quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010, hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, thì viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng dựa theo vị trí việc làm, làm theo theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, việc phân loại viên chức được thực hiện như sau:
– Theo vị trí việc làm: viên chức được phân loại gồm:
+ Viên chức quản lý: là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc các công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
+ Viên chức không giữ chức vụ quản lý, gồm những người thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong một đơn vị sự nghiệp công lập.
– Theo chức danh nghề nghiệp thì viên chức sẽ được phân loại trong từng lĩnh vực cụ thể theo cấp độ:
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I.
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II.
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III.
+ Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.
2. Những đối tượng viên chức nào được hưởng biên chế suốt đời?
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể rõ ràng thế nào là biên chế. Biên chế là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực liên quan đến cơ quan Nhà nước.
Thực tế có thể hiểu biên chế gồm biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Biên chế suốt đời được hiểu là việc làm việc phục vụ lâu dài và ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn tại cơ đơn vị sự nghiệp công lập hay các cơ quan Nhà nước.
Theo quy định tại Luật cán bộ, công chức và
– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: đó là loại hợp đồng các bên có thỏa thuận thời hạn làm việc cụ thể với nhau, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng là từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: đây là loại hợp đồng trong đó các bên không có giới hạn thời gian làm việc, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Trước đây khi Luật viên chức chưa sửa đổi, tất cả viên chức đều được hưởng biên chế suốt đời (ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn). Ngày 25/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, thì viên chức làm việc sẽ chia thành làm việc có thời hạn (ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn); viên chức làm việc không xác định thời hạn (ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn).
Thời điểm bây giờ, các trường hợp sau sẽ được áp dụng ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bao gồm:
– Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020.
– Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức
– Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Do vậy, căn cứ theo quy định trên có ba đối tượng được hưởng biên chế suốt đời, tức là ba đối tượng như trên thuộc diện ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
3. Quyền lợi của viên chức thuộc đối tượng biên chế suốt đời:
Vẫn có 3 trường hợp được hưởng “biên chế suốt đời”, đảm bảo tính ổn định, lâu dài, bền vững trong công việc cũng như thu nhập của viên chức.
Thứ nhất, viên chức có quyền trong hoạt động nghề nghiệp:
– Viên chức sẽ được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
– Trong quá trình làm việc, sẽ được cung cấp thông tin đầy đủ đến các công việc, nhiệm vụ được giao.
– Được đào tạo để có thể nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ.
– Khi làm việc, viên chức được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện tốt nhất.
– Khi được giao phần công việc, nhiệm vụ mà nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, viên chức có quyền từ chối.
– Khi làm các công việc, nhiệm vụ được giao, viên chức sẽ được quyết định những vấn đề mang tính chuyên môn.
– Theo quy định của pháp luật liên quan, viên chức có quyền khác.
Thứ hai, về chế độ tiền lương và những chế độ khác liên quan:
– Lương của viên chức được trả căn cứ trên các cơ sở như:
+ Vị trí việc làm.
+ Chức danh nghề nghiệp.
+ Chức vụ quản lý.
+ Dựa trên các kết quả hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao.
– Đối với trường hợp viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù: hưởng phụ cấp, chính sách ưu đãi.
– Trường hợp làm việc đêm: viên chức được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm ca đêm hay các công tác phí cũng như các chế độ được quy định theo pháp luật cũng như theo quy chế của đơn vị sự nghiệp nơi làm việc.
– Hưởng chế độ tiền thưởng, xét nâng lương khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cũng như quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ ba, quyền của viên chức trong việc nghỉ ngơi:
Theo quy định tại Điều 13
– Các chế độ ngày nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng được áp dụng trên cơ sở quy định của pháp luật về lao động.
Cụ thể:
– Căn cứ tại Điều 112
+ Tết Dương lịch: nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).
+ Tết Âm lịch: nghỉ 05 ngày.
+ Ngày Chiến thắng: nghỉ 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
+ Ngày Quốc tế lao động: nghỉ 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch).
+ Quốc khánh: nghỉ 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: nghỉ 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
– Ngày nghỉ hằng năm: thời gian nghỉ quy định như sau:
+ Đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường: 12 ngày nghỉ làm việc.
+ Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 14 ngày làm việc.
+ Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: 16 ngày làm việc.
– Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:
+ Trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương, thông báo với người sử dụng lao động khi nghỉ kết hôn (nghỉ 03 ngày); con đẻ, con nuôi kết hôn (nghỉ 01 ngày); cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết (nghỉ 03 ngày).
+ Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn: được nghỉ 01 ngày không hưởng lương.
– Thứ tư, viên chức có quyền hoạt động kinh doanh và chế độ làm việc ngoài thời gian làm việc:
+ Ngoài thời gian làm việc quy định theo hợp đồng làm việc, viên chức sẽ được hoạt động nghề nghiệp, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định.
+ Có quyền được ký hợp đồng vụ việc với các cơ quan, tổ chức hay các đơn vị khác mà nếu như pháp luật không cấm. Tuy nhiên viên chức vẫn phải đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ được giao, được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đồng ý.
+ Viên chức được quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư; tuy nhiên không được tham gia quản lý, điều hành, ngoại trừ pháp luật có quy định khác.
– Thứ năm,bên cạnh những quyền trên, viên chức còn có những quyền khác như:
+ Được tôn vinh, khen thưởng, tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
+ Hưởng các ưu đãi về nhà ở.
+ Theo quy định được hưởng các điều kiện về học tập nghề nghiệp ở trong nước và ngoài nước.
+ Trong khi thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, nếu như viên chức bị thương hay bị chết thì được Nhà nước xem xét hưởng các chính sách như của thương binh hoặc xét công nhận là liệt sĩ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật viên chức năm 2010.