Trợ cấp xã hội, miễn học phí, giảm học phí, học bổng hoặc các khoản tiền hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí là chính sách của nhà nước áp dụng đối với học sinh, sinh viên khi đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì những đối tượng nào sẽ được nhận học bổng chính sách?
Mục lục bài viết
1. Những đối tượng được nhận học bổng chính sách mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục, có quy định về học bổng chính sách. Theo đó, đối tượng hưởng học bổng chính sách bao gồm các đối tượng sau đây:
-
Học sinh/sinh viên học tập theo chế độ cử tuyển;
-
Học sinh/sinh viên các trường dự bị đại học, học sinh/sinh viên trường trung học phổ thông dân tộc nội trú;
-
Học viên học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh hoặc dành cho cá nhân là người khuyết tật.
2. Mức hưởng học bổng chính sách là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục, có quy định về mức hưởng học bổng chính sách. Theo đó mức thưởng học bổng chính sách hiện nay được chia làm hai trường hợp, cụ thể như sau:
-
Đối với sinh viên học tập theo chế độ cử tuyển, học sinh học tập tại các trường dự bị đại học, học sinh học tập tại trường trung học phổ thông dân tộc nội trú; học viên học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh hoặc dành cho cá nhân là người khuyết tật, thì mức hưởng học bổng chính sách được xác định bằng 80% mức lương cơ sở/tháng;
-
Đối với học viên là thương binh thuộc hộ nghèo học tập trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh hoặc dành cho cá nhân là người khuyết tật, thì mức học bổng được xác định bằng 100% mức lương cơ sở/tháng.
Đồng thời cần phải lưu ý thêm, mức lương cơ sở theo quy định pháp luật hiện hành đang được xác định là 2.340.000 đồng (bắt đầu từ ngày 01/07/2024).
3. Nhận học bổng chính sách cần những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 9 của Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục, có quy định về thành phần hồ sơ hưởng học bổng chính sách. Theo đó:
-
Đối với sinh viên học theo chế độ cử tuyển, cần phải có các loại giấy tờ và tài liệu sau đây: Văn bản cam kết của sinh viên, trong văn bản đó cần phải có xác nhận của nhà trường nơi sinh viên đang theo học (thực hiện theo Mẫu số 01 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục);
-
Đối với học sinh theo học tại trường dự bị đại học, học sinh học tại trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, cần phải có các loại giấy tờ sau: Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy khai sinh; giấy báo trúng tuyển được cấp bởi trường dự bị đại học hoặc trường phổ thông dân tộc nội trú;
-
Đối với học viên theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương nhân hoặc dành cho cá nhân là người khuyết tật, cần phải có các loại giấy tờ và tài liệu sau đây: Đơn đề nghị nhận học bổng chính sách theo Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP; bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính giấy khai sinh; bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu đối với giấy tờ xác nhận người khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường cấp đối với sinh viên là người khuyết tật; trong trường hợp học viên chưa có giấy xác nhận khuyết tật được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền thì cần phải bổ sung bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định của cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện về việc nhận trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật; bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu thẻ thương binh trong trường hợp học viên được xác định là thương binh.
Như vậy, thành phần hồ sơ hưởng học bổng chính sách sẽ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu nêu trên.
4. Nguồn kinh phí của học bổng chính sách:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục, có quy định về kinh phí thực hiện học bổng chính sách. Theo đó, học bổng chính sách được thực hiện bằng nguồn kinh phí sau đây:
-
Kinh phí thực hiện học bổng chính sách được quy định cụ thể tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ, sẽ được cân đối trong dự toán chi ngân sách nhà nước lĩnh vực giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp hằng năm, thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước;
-
Ngân sách trung ương cần phải có nghĩa vụ bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường dự bị đại học, theo học tại trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc các Bộ, ban ngành cấp trung ương quản lý;
-
Ngân sách địa phương cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo đảm kinh phí thực hiện cho chế độ học bổng chính sách, áp dụng đối với học sinh và sinh viên đang theo học chế độ cử tuyển, không phân biệt cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học đôi học sinh và sinh viên đó đang theo học thuộc các Bộ, ban ngành cấp trung ương hoặc do địa phương quản lý; kinh phí thực hiện chế độ học bổng chính sách áp dụng đối với học viên là thương binh, học viết là người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho người khuyết tật thuộc địa phương quản lý, học sinh tại các trường dự bị đại học thuộc địa phương quản lý;
-
Kinh phí thực hiện chế độ học bổng chính sách áp dụng đối với học sinh, sinh viên trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc địa phương quản lý sẽ do ngân sách cấp địa phương bảo đảm. Ngân sách cấp trung ương và ngân sách hỗ trợ cho ngân sách cấp địa phương theo nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu, thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 9 của Nghị định 84/2020/NĐ-CP có quy định thêm về thời gian cấp học bổng chính sách. Theo đó, học bổng chính sách sẽ được gấp hai lần trong một năm học, mỗi lần cấp học bổng chính sách không vượt quá 06 tháng, lần cấp thứ nhất vào tháng 10 hằng năm phải lên cấp thứ hai vào tháng 03 hằng năm. Trong trường hợp học sinh, sinh viên, học viên chưa nhận được học bổng chính sách theo đúng thời hạn thì sẽ được truy lĩnh trong kỳ cấp học bổng chính sách tiếp theo. Sinh viên học tập theo chế độ cử tuyển tự thôi học hoặc bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật bắt buộc thôi học thì cần phải bồi hoàn toàn bộ số tiền học bổng chính sách đã được nhận cho cơ quan cấp học bổng, ngoại trừ trường hợp sinh viên tự thôi học do sự kiện bất khả kháng.
THAM KHẢO THÊM: