Để giải quyết những tranh chấp lao động xảy ra trong quan hệ lao động, pháp luật cho phép tập thể người lao động có quyền tiến hành hoạt động kinh tế buộc người sử dụng lao động nhượng bộ những yêu sách của mình, trong đó đình công là một hình thức phổ biến.
Mục lục bài viết
1. Những điểm mới về đình công theo Bộ luật lao động 2019:
Quyền đình công của người lao động là một trong những vấn đề hết sức thiết thực. Tuy nhiên quá trình đình công cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động, người sử dụng lao động và kinh tế xã hội. Về cơ bản, pháp luật đã quy định đình công là một trong những quyền lợi dành cho người lao động.
Thứ nhất, khái niệm về đình công. Nhằm tiếp thu quy định của pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, đình công lần đầu được định nghĩa tại khoản 1, điều 209 Bộ luật lao động năm năm 2012. Sau đó, khái niệm của đình công đã được sửa đổi, bổ sung khá hoàn thiện tại điều 198 Bộ luật lao động năm 2019, thì đình công là khái niệm để chỉ sự ngưng việc tạm thời của người lao động, quá trình công việc đó diễn ra một cách tự nguyện và có tổ chức của người lao động, hoạt động đình công nhằm hướng đến mục đích đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động với người sử dụng lao động phải do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một trong những bên lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. Điểm thành công của quy định này là chỉ ra được bản chất của đình công (sự ngưng việc tạm thời), tỉnh chất của đình công (tự nguyện và có tỉnh tổ chức), chủ thể của quyền đình công (tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể) và mục đích sử dụng quyền đình công của tập thể lao động (nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động). Việc quy định khái niệm đình công như trên có tác dụng lớn trong việc nhận diện đình công, thống nhất cách nhìn nhận về đình công và có thể phân biệt được đình công với một số hiện tượng khác có thể xảy ra trong quá trình lao động như bỏ việc, làm việc cầm chừng, làm việc chiếu lệ, ngừng việc tập thể, phản ứng tập thể.
Thứ hai, sửa đổi về chủ thể có quyền lãnh đạo hoạt động đình công. Bộ luật lao động năm 20190 chỉ quy định tổ chức công đoàn là chủ thể có quyền lãnh đạo đình công mà còn xuất hiện nhiều tổ chức của người lao động khác nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Sự xuất hiện của các tổ chức người lao động tại doanh nghiệp là một trong những điểm mới tiêu biểu về hoạt động đình công trong Bộ luật lao động năm 2019 so với
Thứ ba, trình tự và thủ tục tiến hành hoạt động đình công. Căn cứ theo quy định tại Điều 200 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định cụ thể về trình tự tiến hành hoạt động đình công. Theo đó, đình công của người lao động sẽ trải qua các bước cơ bản như sau:
– Lấy ý kiến về đình công của các chủ thể có liên quan và người lao động;
– Ra quyết định đình công theo quy định của pháp luật, thông báo hoạt động đình công đến tất cả các chủ thể có liên quan;
– Tiến hành đình công theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, trình tự và thủ tục tiến hành hoạt động đình công căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 về cơ bản cũng giống với quy định được ghi nhận tại Bộ luật lao động năm 2012. Tuy nhiên pháp luật về lao động năm 2019 đã có những sự bổ sung tích cực trong các quy định cụ thể về thủ tục lấy ý kiến đình công của người lao động vào các đối tượng khác có liên quan. Bên cạnh đó, Bộ luật lao động năm 2019 còn bổ sung thêm quy định về nghĩa vụ của các tổ chức đại diện người lao động trong quá trình thực hiện hoạt động lấy ý kiến về đình công. Pháp luật lao động hiện nay bảo vệ tối đa cho quyền lợi của những chủ thể tham gia hoạt động đình công, nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động đình công, người sử dụng lao động tuyệt đối không được thực hiện các hành vi cản trở hoặc tác động đến những người lao động và những chủ thể lãnh đạo hoạt động đình công.
Thứ tư, quy định cụ thể về các trường hợp pháp luật coi là đình công bất hợp pháp. Căn cứ theo quy định tại Điều 204 của Bộ luật lao động năm 2019 đã bổ sung thêm 03 trường hợp pháp luật coi là đình công bất hợp pháp. Trong đó bao gồm:
– Vi phạm quy định về trình tự và thủ tục tiến hành hoạt động đình công theo quy định của pháp luật;
– Không do các tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức lãnh đạo hoạt động đình công tiến hành;
– Không thuộc các trường hợp được phép đình công căn cứ theo quy định tại Điều 199 của Bộ luật lao động năm 2019.
Đồng thời, Bộ luật lao động năm 2019 cũng loại bỏ 03 trường hợp quy định về đình công bất hợp pháp mà trước đó, những trường hợp này đã được ghi nhận tại Bộ luật lao động năm 2012. Cụ thể như sau:
– Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích theo quy định của pháp luật về lao động;
– Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động tiến hành hoạt động đình công;
– Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể đó chưa được các cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
Nhìn chung thì có thể nói, việc sửa đổi và bổ sung những điểm mới trong Bộ luật lao động năm 2019 liên quan đến chế định đình công là một trong những vấn đề hoàn toàn hợp lý, thể hiện tính nhân đạo, thống nhất và đồng bộ với các quy định khác, phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn phát triển của Việt Nam.
2. Có thể phân loại đình công như thế nào?
Dựa trên những dấu hiệu cơ bản của hoạt động đình công, đình công có thể được phân loại theo nhiều căn cứ khác nhau, tùy vào từng trường hợp mà người ta có thể lựa chọn để phân loại đình công. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, căn cứ vào mục đích của hoạt động đình công, có thể phân loại đình công thành đình công yêu sách và đình công hưởng ứng.
Thứ hai, căn cứ vào phạm vi của hoạt động đình công, có thể phân loại định Công Thành đình công doanh nghiệp, đình công bộ phận, tổng đình công, đình công ngành và đình công khu vực.
Thứ ba, căn cứ vào tính chất của hoạt động đình công, có thể chia đình công thành đình công kinh tế và đình công chính trị.
Thứ tư, căn cứ vào mức độ tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động đình công, đình công có thể chia thành đình công bất hợp pháp hoặc đình công hợp pháp. Theo đó, căn cứ phân loại này là một trong những căn cứ phổ biến nhất.
Việc pháp luật các quốc gia đưa ra những quy định về đình công không phải là hạn chế hoạt động đình công hoặc triệt tiêu quyền đình công của người lao động, mà là nhằm mục đích bảo đảm cho cuộc đình công được thực hiện đúng bản chất, đúng mục đích của nó. Các quy định về đình công đều dựa trên cơ sở Công ước quốc tế về quyền kinh tế xã hội và văn hóa năm 1966.
3. Những tác động của chế định đình công trong Bộ luật lao động năm 2019:
Đình công mang nhiều ý nghĩa đối với kinh tế xã hội. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, hoạt động đình công tác động tích cực tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đình công như một cách thức tiến hành giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lao động, là cách thức để người lao động không phải chịu thiệt thòi trong quan hệ lao động trước người sử dụng lao động. Khi đó thì người lao động sẽ vận dụng quy định về đình công giống như một biện pháp hữu hiệu để có thể buộc người sử dụng lao động đáp ứng các quyền lợi hợp pháp chính đáng của mình. Bởi vì thông thường trong quan hệ lao động đơn thuần thì người lao động thường sẽ ở vị trí phụ thuộc và thấp hơn so với người sử dụng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động khó để có thể có tiếng nói chung về mục đích hướng tới của họ là khác nhau. Với sự liên kết của số đông người lao động thì họ sẽ phối hợp với nhau, khi đó sự chênh lệch giữa địa vị người lao động và người sử dụng lao động có thể giảm đi, đồng thời lợi ích chung của tập thể người lao động có thể được đáp ứng.
Thứ hai, đình công cũng có thể có tác động tiêu cực đến nền kinh tế xã hội bên cạnh những ảnh hưởng tích cực. Người lao động rất dễ lạm dụng quy định của pháp luật và đình công giống như một cách thức để giải quyết tất cả các tranh chấp lao động này xinh trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động mà không cần sử dụng các phương thức khác. Những người lao động có nhận thức không đúng đắn về quyền đình công thì chỉ với những mâu thuẫn nhỏ nhặt xảy ra trong đời sống bình thường thì họ cũng có thể dùng quy định của pháp luật về đình công để gây sức ép cho người sử dụng lao động mà không cần biết những yêu sách của họ có phù hợp với quan hệ lao động mà họ đang tham gia và phù hợp với thực tế hay không, hành vi này của người lao động dễ dàng dẫn tới thiệt hại cho người sử dụng lao động, những thiệt hại đó không hề nhỏ. Sự ngưng việc tạm thời của người lao động diễn ra trong một khoảng thời gian dài hoàn toàn có thể gây chỉ trẻ cho nền sản xuất, hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó sẽ gặp nhiều khó khăn, cản trở cho quá trình phát triển của doanh nghiệp và kinh tế xã hội của đất nước, doanh nghiệp và các công ty sẽ phải gánh chịu rất nhiều những thiệt hại trước khi sản xuất được ổn định trở lại bình thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.