Có thể thấy, những điểm mới trong dự thảo luật đất đai sửa đổi là sự thay đổi so với các quy định sẵn có của Luật đất đai hiện hành. Tức nó mang tính chất sửa đổi, bổ sung những mặt hạn chế trong quy tắc điều chỉnh của luật cũ.
Mục lục bài viết
1. Tại sao Nhà nước đưa ra dự thảo Luật đất đai sửa đổi?
Dự thảo luật là bản thảo về một đạo luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật mà mình soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành. Trên thực tế, khi Nhà tiến hành sửa đổi, bổ sung một bộ luật nào đó, sẽ đưa ra dự luật mà mình soạn thảo.
Dự thảo
Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ như ngày nay, nhu cầu sử dụng đất của người dân cũng có nhiều biến chuyển. Do đó, công tác quản lý Nhà nước về vấn đề đất đai cũng dần có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo và duy trì tính phù hợp nhất về khâu sử dụng và quản lý đất đai.
Nhà nước đưa ra dự thảo Luật đất đai sửa đổi 2023 vì những lý do cơ bản sau đây:
– Luật đất đai hiện hành không còn đảm bảo tính điều chỉnh toàn diện cho các hoạt động, quy phạm áp dụng xử lý trong hoạt động sử dụng và quản lý đất đai. Do đó, cần phải thay đổi để tạo nên sự phù hợp.
– Dự thảo luật đất đai là những dự án mà cơ quan chức năng có thẩm quyền lập dự án đưa ra những điều khoản thay đổi. Tất nhiên, những dự án này được xây dựng lên dựa trên khuôn khổ tìm hiểu, tham khảo ý kiến của người dân và thực tiễn xem xét tính khả thi trong hoạt động sử dụng và quản lý đất đai.
Chính bởi những lý do cơ bản nêu trên, Nhà nước đưa ra các phương hướng điều chỉnh các quy định, chế tài liên quan đến Luật đai. Đây chính là nguyên nhân cho sự ra đời của Dự thảo luật đất đai sửa đổi 2023.
2. Những điểm mới trong dự thảo luật đất đai sửa đổi:
Dự thảo Luật đất đai sửa đổi 2023 có những điểm mới so với
+ Dự thảo Luật đất đai 2023 quy định rõ, hoạt động sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau để phát triển.
+ Kế hoạch sử dụng đất phải đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Dự thảo Luật đất đai 2023 còn đưa ra các quy định xoay quanh nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã quy định khoanh định, bố trí không gian sử dụng đất theo 3 khu vực: khu vực quản lý nghiêm ngặt, khu vực hạn chế và khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất; quy định kết hợp giữa chỉ tiêu sử dụng đất với không gian sử dụng đất và xác định vị trí, ranh giới, diện tích thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đến từng thửa đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
– Dự thảo Luật đất đai sửa đổi 2023 hướng đến việc hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất:
+ Dự thảo Luật đất đai 2023 quy định về quyền của công dân trong các hoạt động thực tiễn liên quan đến đất đai như: tham gia đấu giá quyền sử dụng đất; tham gia đấu thầu dự án có sử dụng đất; đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
+ Dự thảo Luật đất đai 2023 quy định rõ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
+ Dự thảo Luật đất đai 2023 cũng đưa ra các quy định về điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương. Ngoài ra, dự thảo này còn quy định về việc tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Quy định cụ thể hơn về về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất cũng là một trong những điểm mới của Dự thảo Luật đất đai 2023:
+ Dự thảo Luật đất đai 2023 quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
+ Ngoài ra, dự thảo Luật đất đai còn đưa ra các quy định cụ thể việc khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận để phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế xã hội và các cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai, chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn.
– Dự thảo Luật đất đai 2023 đổi mới trong việc đề xuất hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của Trung ương và Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng bảng giá đất.
– Dự thảo Luật đất đai 2023 đổi mới so với Luật đất đai hiện hành trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.
– Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản là một trong những điểm mới trong Dự thảo Luật đất đai 2023. Cụ thể, dự thảo luật đất đai hoàn thiện các chế định về điều tiết của nhà nước để bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.
– Dự thảo Luật đất đai 2023 hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, quy định để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch. Ngoài ra, dự thảo Luật còn có các quy định để quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường và giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc.
– Một trong những điểm mới khác của dự thảo Luật đất đai 2023 là đề xuất quy định về quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích, đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh; đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển.
– Dự thảo Luật đất đai 2023 còn đề xuất đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
– Tăng cường thanh tra, kiểm tra khiếu nại liên quan đến đất đai là điểm đổi mới cuối cùng trong Dự thảo Luật đất đai sửa đổi 2023.
3. Ý nghĩa của những điểm mới trong dự thảo luật đất đai sửa đổi:
Có thể thấy, những điểm mới trong dự thảo luật đất đai sửa đổi 2023 là sự thay đổi so với các quy định sẵn có của Luật đất đai hiện hành. Tức nó mang tính chất sửa đổi, bổ sung những mặt hạn chế trong quy tắc điều chỉnh của luật cũ.
Những điểm mới trong dự thảo Luật đất đai sửa đổi 2023 giúp người dân nắm bắt được những điểm cơ bản nhất trong nội dung sửa đổi mà Nhà nước hướng tới. Từ đó, để người dân đưa ra ý kiến hoàn thiện nhằm giúp Luật mới được chuẩn chỉnh và toàn diện hơn.
Những điểm mới trong dự thảo Luật đất đai sửa đổi 2023 giúp xem xét tính áp dụng vào thực tiễn xem nó có đảm bảo việc duy trì khâu hoạt động đất đai hay không; có hạn chế được những tiêu cực, sai phạm trong hoạt động sử dụng và quản lý đất đai hay không.
Điểm mới trong dự thảo Luật đất đai giúp người dân nắm bắt được những chủ trương thay đổi Luật đất đai của cơ quan Nhà nước; tạo ra tính toàn diện, tương tác qua lại giữa người dân với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tức dự án sửa đổi mà Nhà nước đưa ra được người dân thông qua và tán thành. Có như vậy, khi đưa vào áp dụng thực tế mới đạt được chất lượng và hiệu quả tối ưu nhất.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013;
Dự thảo Luật đất đai sửa đổi 2023.