Để thiết kế nhãn hiệu nhận được sự đồng tình từ cơ quan nhà nước và khi sử dụng trên thực tế đem lại hiệu quả thì cần lưu ý những điều gì để đạt được mục đích này?
Mục lục bài viết
1. Sự cần thiết trong việc thiết kế nhãn hiệu và tiến hành đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền:
Trong lĩnh vực kinh doanh thì thương hiệu, nhãn hiệu là một trong các yếu tố quan trọng đầu tiên có thể đưa danh tiếng của doanh nghiệp đến gần hơn người tiêu dùng và nhà đầu tư. Việc sở hữu 1 nhãn hiệu ấn tượng, chuyên nghiệp sẽ đem đến những lợi ích nhất định trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, hỗ trợ cho quá trình kinh doanh;
Thiết kế nhãn hiệu để đạt được hiệu quả thì cần có sự nghiên cứu, đầu tư sao cho khi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền phải phù hợp, bản bản sắc của chính mình. Ngay từ giai đoạn đầu tiên là thiết kế logo cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng, nhãn hiệu phải dễ phát âm, dễ nhớ, gây ấn tượng mạnh mẽ tới đối tượng mà nó hướng tới. Đặc biệt là sự phân biệt giữa thiết kế nhãn hiệu với nhau phải thật sự rõ ràng, không gây nhấm lẫn, không gây hiểu nhầm về nguồn gốc và bản chất sản phẩm/dịch vụ.
Nói đến sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu thì thủ tục này nếu được thực hiện hợp pháp có tác động tích cực đến các đối tượng có liên quan trong đó phải kể đến là người tiêu dùng, nhà cung cấp, sản xuất, nền kinh tế chung của quốc gia, cụ thể:
– Đối với người tiêu dùng: Thiết kế nhận diện thương hiệu giúp người dùng nhận biết được sản phẩm/ dịch vụ. Thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp sẽ đem lại cho người dùng những cảm nhận như: chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sự chuyên nghiệp, tính cách doanh nghiệp, sự đẳng cấp… Điều này tạo ra mong muốn sẽ sở hữu sản phẩm đó.
– Đối với nhà sản xuất:
+ Thuận lợi cho chiến lược marketing;
+ Giá trị thương hiệu được nâng tầm nhờ hệ thống nhận diện thương hiệu;
+ Thiết kế nhận diện thương hiệu mang lại lợi thế cạnh tranh;
+ Thể hiện sức mạnh, tầm nhìn của doanh nghiệp;
+ Việc thiết kế nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp có động lực lớn trong công tác thực hiện
– Đối với nền kinh tế quốc gia:
+ Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong quốc gia
+ Bên cạnh đó là bảo hộ thương hiệu trong phạm vi ngoài khu vực và thế giới.
2. Những điểm cần lưu ý điều gì khi thiết kế nhãn hiệu:
Như đã biết, thiết kế nhãn hiệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh nên bản thân người thiết kế cần phải nắm bắt và lưu ý đến những điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. Hiện nay, theo quy định tại mục 4 chương VII phần thứ ba của Luật sở hữu trí tuệ thì khi thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý các yếu tố dưới đây:
– Cần đảm bảo được thiết kế nhãn hiệu đã đáp ứng được điều kiện chung:
+ Điều kiện đầu tiên cần dược nhắc đến là đảm bảo dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
– Sử dụng những yếu tố trên cần có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ khác của chủ thể.
– Cũng cần biết về dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu để có thiết kế chính xác tránh sửa đổi nhiều lần:
+ Cá nhân khi thiết kế cần tránh né các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;
+ Nghiêm cấm hoàn toàn các thiết kế mang những dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghệ ghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan tổ chức đó cho phép
+ Bên cạnh đó cũng thiết kế định lựa chọn có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài thì cũng nên né tránh;
+ Cũng cần lưu ý khi thiết kế chứa đựng dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, có những thông tin làm nhầm lẫn về công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa dịch vụ.
+ Thiết kế chứa dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó.
– Cần chú trọng xây dựng những dấu hiệu có khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó thuộc vào các trường hợp sau:
+ Sử dụng những hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng. Ngoại trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn;
– Cá nhân lựa chọn biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ thì cũng nằm trong trương họp không có sự phân biệt theo đúng quy định;
– Có chứa các dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng,…v.v , trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước ngày nộp đơn;
– Còn phải kể đến các dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
– Ngoài ra, có thể nhắc đến trường hợp có nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ ngoại trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định;
– Khi xây dưng nhãn hiệu thì có sự học hỏi có chọn lọc, đưa ra những tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng để đưa ra lựa chọn phù hơp:
+ Cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, có thể thông qua số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu, hoặc tìm hiểu về số lượng sản phẩm hàng hóa đã được sử dụng trên thực tế, xu hướng sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Cần quan tâm thêm về yếu tố phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
– Độ uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Với quy định trên thì khi thiết kế một nhãn hiệu người thiết kế cần có sự tìm hiểu và biết được những lưu ý quan trọng đã được đề cập trong bài biết để nhãn hiệu thiết kế có khả năng được sử dụng trên thị trường và đặc biệt là có thể cạnh tranh, phân biệt với các nhãn hiệu khác.
3. Những tiêu chí được xét đến để đánh giá nhãn hiệu tốt:
Nhãn hiệu (còn được gọi là Logo) được hiểu là thành phần trực quan quan trọng nhất của một thương hiệu. Logo là một trong những yếu tố tác động trực tiếp về hình ảnh sản phẩm, dịch vụ đối với người tiêu dùng. Dựa trên thực tế việc thiết kế logo được đánh giá tốt nếu có một số tiêu chí như:
– Về cảm quan đầu tiên là nổi bật so với đối thủ cạnh tranh: Thu hút sự chú ý, dễ dàng nhận ra thương hiệu trong đám đông
– Thông qua nhãn hiệu mà người sử dụng sản phẩm dịch vụ hiểu được phần nào chiến lược thương hiệu: Được thiết kế từ chiến lược thương hiệu, phản ánh những điểm cốt lõi nhất của thương hiệu
– Được thiết kế với những yếu tố đơn giản: Logo phải khiến khách hàng dễ hiểu, dễ tiếp cận. Bởi vì, Dễ hiểu dẫn tới dễ nhớ, dễ thu hút khi bắt gặp lần đầu;
– Mang tính vượt thời gian: Thương hiệu của doanh nghiệp sẽ ngày càn càng vững chắc trong thị trường kinh doanh nên sở hữu nhãn hiệu có thiết kế vượt thời gian là một trong thành công lớn của doanh nghiệp này, tránh đem đến sự nhàm chán cho khách hàng;
– Đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp: Khi thiết kế nhãn hiệu thì logo này cần được thiết kế đáp ứng mọi trường hợp sử dụng của doanh nghiệp, phải thể hiện tốt cho dù là in ấn, sử dụng trên website hay các nền tảng khác nhau.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ.