Những công trình yêu cầu phải có thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy. Cách tính số tầng công trình trong phòng cháy chữa .
Thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy là việc cơ quan quản lý trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy thực hiện việc kiểm tra đối chiếu các nội dung an toàn phòng chống cháy nổ với các quy định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản pháp luật về phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép phê duyệt dự án và thiết kế xây dựng.
Tuy nhiên, những công trình nào thì cần có phải tiến hành thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy? Vấn đề này không phải ai cũng biết, nên trong bài viết này tôi xin trình bày về vấn đề này để quý bạn đọc nắm bắt được các quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
Luật phòng cháy chữa cháy 2001
Luật Phòng cháy chữa cháy sửa đổi bổ sung năm 2014
Mục lục bài viết
1. Những công trình yêu cầu phải có thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy:
Theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP thì đối tượng thuộc diện phải thẩm định thiết kế về phòng cháy chữa cháy gồm:
- Các dự án quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP trong trường hợp xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng:
VD: bệnh viện cấp huyện trở lên, nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên; Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên,…
- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 10 như tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải.
2. Hồ sơ thủ tục thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
Bộ hồ sơ thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy gồm 02 (hai) bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch thuyết minh ra Tiếng việt, cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với những dự án thiết kế quy hoạch, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc chủ đầu tư (nếu theo ủy quyền của một đơn vị khác thì phải có
– Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch
– Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp về phòng cháy và chữa cháy theo những yêu cầu sau: Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh; Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy; Phải có hệ thống cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy; Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết và phù hợp với quy hoạch để bảo đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
Thời hạn giải quyết kể từ khi nhận đủ hồ sơ: không quá 10 ngày (theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 15 Nghị định 79/2014/NĐ-CP)
Thứ hai, đối với các thiết kế cơ sở:
– Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo)
– Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình
– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy bao gồm:Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác; Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy; Lối thoát nạn (cửa, lối đi, hành lang, cầu thang thoát nạn), thiết bị chiếu sáng, thông gió hút khói, chỉ dẫn lối thoát nạn, báo tín hiệu; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn; Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy; Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
Thời hạn giải quyết kể từ ngày nhận đủ hồ sơ: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và C.
Thứ ba, đối với thiết kế kĩ thuật và thiết kế bản vẽ thi công
-Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
– Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền;
– Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình;
– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy bao gồm:Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác; Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy; Lối thoát nạn (cửa, lối đi, hành lang, cầu thang thoát nạn), thiết bị chiếu sáng, thông gió hút khói, chỉ dẫn lối thoát nạn, báo tín hiệu; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn; Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy; Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
Thời hạn giải quyết kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và C.
Thứ tư, đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
– Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư, chế tạo mới hoặc hoán cải phương tiện;
– Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;
– Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
Thời hạn giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc.
Như vậy để thực hiện việc thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy thì phải trước hết phải xác định loại công trình để có thể chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ cho đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật.
MỘT SỐ CÂU HỎI TÌNH HUỐNG CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà nghỉ tôi xây 1 tầng hầm và 4 tầng nổi liệu có phải thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy không ạ. Cho hỏi cách tính số tầng công trình với, ví dụ tầng lửng có tính vào sô tầng công trình không.?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ
Căn cứ Danh mục phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định về nhà nghỉ, khách sạn như sau:
– Nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ thuộc danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy;
– Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc diện danh mục cơ sở có nguy cơ cháy, nổ. Nhà nghỉ thuộc danh mục này phải xin cấp giấy phép về phòng cháy chữa cháy.
– Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, nhà chung cư có chiều cao từ 09 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, trụ sở làm việc của cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác, viện, trung tâm nghiên cứu cao từ 07 tầng trở lên thuộc danh mục thuộc diện phải thông báo với cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng.
– Nhà chung cư cao 05 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên thuộc danh mục dự án, công trình do cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Căn cứ tại 1.5.11, 1.5.12, 1.5.13 ban hành kèm theo Thông tư 12/2012/TT-BXD ban hành quy chuẩn quốc gia nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị quy định như sau:
“1.5.11 Số tầng nhà
Số tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm.
CHÚ THÍCH : Các tầng hầm không tính vào số tầng nhà.
1.5.12 Tầng trên mặt đất
Tầng mà cao độ sàn của nó cao hơn hoặc bằng cao độ mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
1.5.13 Tầng hầm
Tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cao độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.”
Như vậy, vì theo quy định thì tầng hầm không được tính là tầng nhà, do đó, nhà bạn có một tầng hầm và 4 tầng lầu nên bạn không cần phải xin giấy phép phòng cháy cháy chữa cháy.