Pháp luật quy định những công trình nào được coi là công trình xây dựng đặc thù?
Hiện nay với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập với quốc tế, đất nước ta chú trọng đẩy mạnh phát triển các công trình xây dựng hơn, bên cạnh những công trình xây dựng thông thường thì công trình xây dựng đặc thù cũng đang dần được quan tâm hơn. Vậy nhưng không phải ai cũng biết công trình đặc thù là gì? Những công trình nào được coi là công trình xây dựng đặc thù? Để giải đáp về vấn đề này, bài viết dưới đây chúng tôi xin đưa ra những thông tin chi tiết nhất.
Cơ sở pháp lý:
Công văn số 180/BXD-HĐXD ngày 11/12/2017 của Bộ Xây dựng gửi Sở Xây dựng Hà Nội hướng dẫn công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính
1. Những công trình nào được coi là công trình xây dựng đặc thù?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang tiến hành làm báo cáo cho 2 dự án xây dựng tại trụ sở Công ty xây dựng HJA. Tuy nhiên hiện nay có một trong những dự án ghi là công trình xây dựng đặc thù theo Luật xây dựng 2014, tôi chưa hiểu lắm vì đây là xây dựng nhà tạm đựng vật liệu cũng như máy móc phục vụ hoạt động xây dựng công trình chính – là một khu chung cư. Mong luật sư tư vấn rõ thêm giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
“Công trình xây dựng đặc thù theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của
“1. Công trình xây dựng đặc thù gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước;
b) Công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp;
c) Công trình xây dựng tạm.”
Do đó, nhà tạm để vật liệu, máy móc phục vụ việc xây dựng khu chung cư này sẽ không thuộc trường hợp công trình xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính, do đó cũng không được coi là công trình xây dựng đặc thù mà pháp luật quy định. Bạn có thể nêu khiếu nại lên ban giám đốc đưa ra quyết định xây dựng dự án công trình này cùng căn cứ pháp luật để khiếu nại và sửa đổi việc phân loại công trình này theo đúng với quy định của pháp luật.
2. Công trình bí mật nhà nước
Công trình bí mật nhà nước chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là công trình xây dựng thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác thuộc danh mục bí mật nhà nước, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xây dựng theo qui định của pháp luật về bí mật nhà nước. Theo đó căn cứ tại điều 129. Xây dựng công trình bí mật nhà nước Luật xây dựng 2014 có nêu rõ:
1. Công trình bí mật nhà nước được xây dựng theo yêu cầu phải bảo đảm bí mật trong các hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình bí mật nhà nước có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện và tổ chức thực hiện xây dựng các công trình từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình đến giai đoạn nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
3. Chính phủ quyết định việc xây dựng công trình bí mật nhà nước.
Bí mật nhà nước là những thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của pháp luật, các thông tin chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc và trong xây dựng cũng vậy, các công trình thuộc công trình bí mật nhà nước thì việc xây dựng đòi hỏi không những về xây dựng mà còn đảm bảo trong quá trình và các giai đoạn trong xây dựng phải tuyệt đối bí mật từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình đến giai đoạn nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Bí mật nhà nước độ Mật gồm:
+ Kết quả kiểm định, xác minh sự cố đối với công trình xây dựng dự án quan trọng quốc gia; công trình xây dựng có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo yêu cầu của Thủ tướng chưa công khai.
+ Báo cáo định kỳ, đột xuất gửi Thủ tướng về chất lượng các công trình xây dựng thuộc dự án quan trọng quốc gia; công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp do Thủ tướng giao Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu.
– Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm Kế hoạch sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đặc biệt phục vụ cho:
+ Công trình phòng thủ quốc phòng;
+ Công trình quân sự phục vụ trực tiếp chiến đấu, phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển và hải đảo của Tổ quốc chưa công khai.
Như vậy nên việc thực hiện những loại công trình này để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật đề ra thì cần lưu ý những tiêu chí cụ thể như đã nêu trên đây. vì những loại công trình này có vai trò quan trọng đối với đất nước và ý nghĩa đối với chính trị của nước ta nên đối với bất cứ quốc gia nào, trong bối cảnh xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ việc đảm bảo bí mật nhà nước đối với công trình này được hiểu là điểm cốt tử, yếu huyệt trong nhiều vấn đề, lĩnh vực xây dựng, mang tầm lợi ích quốc gia chiến lược căn cơ, cẩn mật, cần có những biện pháp bảo vệ hữu hiệu, với mức độ cao nhất.
3. Công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp
Căn cứ theo quy định tại điều 130. Xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp Luật xây dựng 2014 quy định cụ thể:
1. Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp được xây dựng nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu khẩn cấp về phòng, chống thiên tai, địch họa và các yêu cầu khẩn cấp khác.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý thực hiện xây dựng công trình theo lệnh khẩn cấp được tự quyết định trình tự khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng phù hợp với yêu cầu về tình trạng khẩn cấp; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện xây dựng công trình, bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu, tiến độ thực hiện nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.
Như trên chúng ta có thể thấy thật không khó để thấy những loại công trình này bởi hằng năm sẽ có những thiên tai, dịch bệnh và như thời điểm hiện nay đối với dịch covid -19 thì công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp như xây dựng các bệnh viện dã chiến cũng được thành lập ở những nơi dịch bệnh lây lan nguy hiểm. để đáp ứng kịp thời các yêu cầu phong chống dịch bệnh hiện nay thì đưa ra quy định về công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp là quy định hợp lý và rất cần thiết. Theo đó Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện những loại công trình này vì bản chất những công trình này phải thực hiện nhanh chóng nên cần đáp ứng các điều kiện về thời gian hoàn thành và hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện và sử dụng có thể xảy ra trên thực tế.
4. Công trình xây dựng tạm
Công trình xây dựng tạm theo quy định của pháp luật thì gồm có 03 loại công trình như sau:
-. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính.
– Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm theo thiết kế, dự toán xây dựng được duyệt.
– Công trình xây dựng tạm phải được dỡ bỏ khi đưa công trình chính của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
Như vậy chúng ta có thể hiểu mục đích của loại công trình xây dựng tạm này là để phục vụ thi công xây dựng công trình chính, có những trường hợp xây dựng công trình tạm phải xin giấy phép xây dựng, bên cạnh đó theo quy định tại Công văn số 180/BXD-HĐXD ngày 11/12/2017 của Bộ Xây dựng gửi Sở Xây dựng Hà Nội hướng dẫn công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính được miễn giấy phép xây dựng theo quy định cụ thể đối với các công trình tạm được xây dựng trong khu vực của dự án nhằm phục vụ thi công cho công trình chính như việc xây dựng khu văn phòng làm việc, lán trại cho công nhân ăn nghỉ tại công trường, nhà kho, nhà sản xuất tại chỗ phục vụ thi công xây dựng, các công trình dẫn dòng thi công, đường thi công, trạm trộn bê tông, … nếu đáp ứng yêu cầu tại Điều 131 thì thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 quy định cụ thể.
Kết luận: Từ những điều đã phân tích trên bài viết này chúng tôi xin tóm tắt lại đó là trên thực tế thì các hoạt động xây dựng, việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình đóng vai trò quan trọng, theo đó công trình xây dựng đặc thù được quy định rất cụ thể nhằm mục đích để có thể xác định và quản lý được những chi phí dùng cho đầu tư xây dựng công trình cũng như để xác định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và xác định về bảo hành, bảo trì công trình, ngoài ra còn một số vấn đề có liên quan khác theo đúng quy định của pháp luật. Vậy việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù cũng vậy, cũng thực hiện theo các nội dung cụ thể do pháp luật quy định và đảm bảo các điều kiện cũng như trình tự thủ tục pháp luật đề ra.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Những công trình nào được coi là công trình xây dựng đặc thù” và các thông tin pháp lý liên quan khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.