Những chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế? Những chính sách mới nhất do nhà nước ban hành về bảo hiểm y tế 2021?
Bảo hiểm y tế là một chính sách có ý nghĩa rất quan trọng đối với bảo vệ sức khỏe và tạo điều kiện khám chưa bệnh cho nhân dân, đây là chính sách luôn được quan tâm và chú trọng hành đầu của nước ta. Nhà nước đề ra những chính sách liên quan tới bảo hiểm y tế không vì mục đích lợi nhuận, những chính sách này đã góp phần không nhỏ vào công tác đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Hiện nay pháp luật ban hành nhiều chính sách về bảo hiểm y tế cho những nhóm đối tượng khác nhau. Vậy những chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định của pháp luật về chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế tại Luật bảo hiểm y tế
Căn cứ tại Điều 4. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định:
1. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
2. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế được miễn thuế.
3. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
4. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
Dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên về chính sách của nhà nước về bảo hiểm y tế có thể thấy việc nhà nước đẩy mạnh hỗ trợ cá nhân, cơ quan tổ chức tham gia bảo hiểm y tế để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ chi phí khi đi khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Đối với những cá nhân không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì có thể được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình để toàn bộ những thành viên chưa có thẻ bảo hiểm y tế được tham gia bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách xã hội quan trọng đối với xã hội và với đất nước ta mà Nhà nước rất xem trọng để phát triển, nó mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, luôn đề cao trong hệ thống chính sách An sinh xã hội. Bảo hiểm y tế được xem là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng thể hiện tính nhân đạo, nhân văn và tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe và có thể góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân.
Theo đó dựa vào những chính sách được đưa ra của nhà nước cùng với việc mở rộng số lượng người tham gia bảo hiểm y tế, ngành y tế cũng tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với hàng loạt biện pháp đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh cụ thể như là lấy người bệnh làm trung tâm và đổi mới về hoạt động quản lý trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, cách làm và phương pháp kiểm tra, đánh giá bệnh viện hàng năm; triển khai các đề án giảm tải, bác sĩ gia đình. Theo đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, quản lý bảo hiểm y tế để giảm thủ tục, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, thực hiện công khai, minh bạch các khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả theo quy định của pháp luật đề ra.
2. Những chính sách mới nhất do nhà nước ban hành về bảo hiểm y tế 2021
2.1. Thay đổi khái niệm hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế
Căn cứ dựa trên quy định mới do pháp luật đề ra thi những người thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình phải là những người cùng đăng ký thường trú, hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật, thay vì cùng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú như trước đây. Nguyên nhân của sự điều chính như trên đó là do Luật Cư trú năm 2020 quy định, từ ngày 1/1/2023, chính thức bãi bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, thay bằng việc quản lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, từ ngày 1/7/2021, cơ quan đăng ký cư trú cũng sẽ không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, mà thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.
2.2. Bổ sung đối tượng được ngân sách Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, theo nghị định thì so với quy định hiện nay tại
“Người thuộc diện hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (người con này đang được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội)”
Theo đo những đối tượng này sẽ được ngân sách Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế . Như tại quy định cũ như trước thì nhóm đối tượng này chỉ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế tối thiểu 70%.
2.3. Thay đổi trong danh sách người có công và thân nhân được hưởng chính sách bảo hiểm y tế
Theo quy định mới do pháp luật ban hành thì từ thời điểm tính từ ngày 1/7/2021, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 chính thức có hiệu lực. Theo pháp lệnh mới thì “vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống” sẽ được ngân sách Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế theo quy định và có thể thấy trước đây không có quy định này.
2.4 Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất
Theo quy định của pháp luat chúng ta có thể hiểu việc thanh toán theo định suất là phương thức thanh toán giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo mức phí được xác định trước theo phạm vi dịch vụ cho một đầu thẻ đăng ký tại cơ sở cung ứng dịch vụ y tế trong một khoảng thời gian nhất định. Theo quy định thì từ ngày 29/4/2021, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BYT hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2021. Theo đó, Thông tư xác định một số nội dung như quỹ định suất là số tiền được xác định trước, giao cho cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh ngoại trú cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế trong phạm vi định suất, trong khoảng thời gian nhất định.
Theo quy định này thì tại các cơ sở y tế từ tuyến huyện trở xuống sẽ áp dụng phương thức thanh toán theo định suất đối với toàn bộ chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp ngoại trú trong phạm vi hưởng của bảo hiểm y tế ban đầu và chỉ áp dụng thanh toán theo định suất đối với phần chi phí khám chữa bệnh ngoại trú của người đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phát sinh tại chính cơ sở khám chữa bệnh ban đầu. Bên cạnh đó thì về phạm vi định suất không bao gồm các chi phí khám chữa bệnh của một số nhóm đối tượng, bệnh, nhóm bệnh theo quy định của pháp luật.
2.5. Công khai giá thu dịch vụ KCB BHYT đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh
Đối với việc công khai giá thu dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì được nêu tại Thông tư số 05/2021/TT-BYT ngày 5/5/2021 về quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở khám chữa bệnh bệnh công lập. Trong đó có quy định, cơ sở khám chữa bệnh phải thông tin kịp thời và công khai với người bệnh và người đại diện hợp pháp của người bệnh giá thu dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm: Giá thu dịch vụ khám chữa bệnh đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế , giá thu dịch vụ khám chữa bệnh không theo yêu cầu đối với người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế .giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu của người bệnh; giá các loại dịch vụ khác tại đơn vị.
2.6. Phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV được hưởng chế độ bảo hiểm y tế
Theo quy định của pháp luật về vấn đề này thì nội dung này quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), có hiệu lực từ ngày 1/7/2021. Bên cạnh đó theo quy định thì từ trước ngày 1/7/2021, Quỹ bảo hiểm y tế đã thực hiện thanh toán chi phí xét nghiệm HIV trong khám chữa bệnh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh liên quan đến HIV/AIDS. Quy định này đã được luật hóa tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Những chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.