Đây là những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự.
Thứ nhất, cần thu hẹp việc hỏi tại phiên tòa, các vấn đề còn mâu thuẫn thì được giải quyết tại phần tranh luận tại phiên tòa. Khi xét xử các bên đương sự thực hiện trách nhiệm chứng minh còn
Thứ hai, về những người tham gia tranh luận cần bổ sung thêm điều luật quy định về những người có quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm: đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền tham gia tranh luận. Trong trường hợp viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên có quyền tranh luận.
Thứ ba, thời gian nghị án không chỉ áp dụng đối với những vụ án có nhiều tình tiết phức tạp mà thời gian nghị án cần phải được áp dụng đối với tất cả các vụ án, ngay cả đối với những vụ án có thể nghị án ngay được thì cũng không nên tuyên án ngay vì Hội đồng xét xử cần có thời gian để bàn bạc, thảo luận về các vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án trên cơ sở đó Hội đồng xét xử ra được bản án, quyết định đúng đắn, chính xác và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các đương sự. Do đó điều 239 Bộ luật tố tụng dân sự cần quy định như sau:
“ Sau khi kết thúc phần tranh luận, chủ tọa phiên tòa tuyên bố và quyết định thời gian nghị án nhưng không được quá năm ngày làm việc…”
>>> Luật sư
Thứ tư, pháp luật tố tụng dân sự cần phải quy định Kiểm sát viên cùng cấp nên tham gia tại phiên tòa phúc thẩm dân sự.
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ Tòa án nói riêng, nhất là đội ngũ thẩm phán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức chính trị, trách nhiệm nghề nghiệp, thực hiện tốt chức năng xét xử. Thẩm phán toàn án cấp phúc thẩm và ngành tòa án cần phải quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, am hiểu pháp luật, chí công vô tư, biết nâng cao chuyên môn, trau dồi phẩm chất đạo đức.
Thứ hai, các hoạt động giám đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử cần thường xuyên hơn nữa, qua hoạt động kiểm tra cần tìm ra những điểm tích cực cũng như hạn chế để từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục, hoàn thiện.
Thứ ba, tuyên truyền pháp luật và nâng cao nhận thức của các đương sự về pháp luật tố tụng dân sự nói chung và thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự nói riêng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự và xử lý nghiêm minh nhưngc hành vi vi phạm về mặt thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự.