Những bệnh không cần giấy chuyển viện, chuyển tuyến mới nhất? Trình tự thủ tục chuyển tuyến tại bệnh viện?
Như chúng ta đã biết thì hiện nay nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một nhiều do các thiết bị y tế hiện nay hiện đại và đội ngũ bác sĩ cũng ngày một hoàn thiện và có trình độ cao hơn, nhưng cũng có nhiều trường hợp do bệnh viện các tuyến địa phương không có đủ máy móc thiết bị và trình độ xử lý nên bệnh nhân nặng hoặc một vài trường hợp muốn đảm bảo thì họ thường làm các thủ tục với bệnh viện xin chuyển tuyến.
Hiện nay theo quy định mới của pháp luật đề ra thì chuyển viện chuyển tuyến trái tuyến cũng vẫn được hưởng chính sách bảo hiểm y tế, chính bởi đây là một trong những quy định đề ra để nhân dân có thể có các ưu đãi về khám chữa bệnh cũng như bảo vệ được quyền lợi của mình khi tham gia khám chữa bệnh, bài viết dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn cho bạn đọc về nội dung ” Những bệnh không cần giấy chuyển viện, chuyển tuyến mới nhất”. Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Những bệnh không cần giấy chuyển viện, chuyển tuyến mới nhất:
Hiện nay do nhu cầu khám chữa bệnh nhiều và người dân rất quan tâm tới việc xin chuyển tuyến trong quá trình điều trị bệnh để được khám chữa bệnh với các thiết bị y tế tốt và đội ngũ bác sĩ cũng như là các trường hợp chuyển đi hay chuyển về cũng có rất nhiều ý kiến phản ánh các cơ sở y tế gây khó khăn, không cho bệnh nhân (có tham gia bảo hiểm y tế) chuyển lên tuyến trên điều trị hoặc không được hưởng đầy đủ chế độ do bảo hiểm y tế chi trả trong quá trình thanh toán chi phí khám chữa bệnh.
Có thể nói, mỗi khi ngã bệnh ai ai cũng có tâm lý mong muốn được các bác sỹ giỏi nhất cùng với các trang thiết bị y tế hiện đại và được dùng các loại thuốc tốt nhất. Tuy nhiên, đã là người bệnh, đã tham gia bảo hiểm y tế thì bất cứ ai cũng phải chịu sự điều chỉnh bởi các quy định hiện hành nhằm bảo đảm sự công bằng, ổn định và phát triển chung.
Bảo hiểm y tế đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân. Tại quy định của khoản 6 Điều 22
Đây là điểm đổi mới quan trọng của Luật bảo hiểm y tế nhằm hướng tới quyền lợi của người bệnh; người dân được quyền tự lựa chọn bệnh viện để khám, chữa bệnh nội trú.
Cụ thể, theo quy định hiện hành, những trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh trái tuyến chỉ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả 60% chi phí điều trị nội trú đối với tuyến tỉnh. Tuy nhiên, sang năm 2021, người có thẻ bảo hiểm y tế khi điều trị nội trú trái tuyến ở các bệnh viện tuyến tỉnh trong cả nước thì mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ được tăng từ 60% lên 100% đối với các đối tượng theo quy định
Vì vậy, để người bệnh được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế trong đó có quyền lợi không phải đồng chi trả đối với các chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế khi đủ điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Luật 2 bảo hiểm y tế, khuyến khích người tham gia bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến, đúng quy định. Mặc dù được thanh toán chế độ khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh nhưng với các bệnh lý mạn tính, bệnh hiểm nghèo bệnh nhẫn vẫn nên xin giấy chuyển viện từ nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để được hưởng đầy đủ quyền lợi từ Bảo hiểm y tế và chính sách của nhà nước.
Theo quy định tại Điều 4,
+ Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:
+ Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.
+ Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.
Như vậy từ các quy định đã đưa ra như trên và căn cứ dựa trên thực tế ta thấy nhưng bệnh nhân khám bệnh, chữa bệnh vượt tuyến thuộc trường hợp chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên thì họ có thể thực hiện khám bệnh, chữa bệnh vượt tuyến liền kề theo trình tự ( VD: chuyển từ tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1) hoặc có thể khám bệnh, chữa bệnh vượt tuyến không theo trình tự (VD: như từ Tuyến 4 lên tuyến 2 hoặc từ tuyến 3 lên tuyến 1).
Từ đó có thể thấy, theo quy định mới nhất mà pháp luật đề ra thì tính từ thời điểm ngày 01/01/2021, người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng (như đúng tuyến).
2. Trình tự thủ tục khi chuyển tuyến bệnh viện:
Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh cần
Bước 2: Người đại diện cơ sở khám chữa bệnh ký giấy chuyển tuyến theo mẫu theo quy định
Bước 3: Làm các thủ tục kiểm tra trước khi chuyển bệnh nhân
+ Đối với trường hợp bệnh nhân cấp cứu: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.
+ Đối với bệnh nhân cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải
Bước 4: Bàn giao giấy chuyển tuyến
Về vấn đề bàn giao chuyển tuyến này được thực hiện ở tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giao giấy chuyển tuyến cho người bệnh
Bước 5: Bàn giao giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới
Người giữ giấy chuyển tuyến bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
(2) Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế trong trường hợp người bệnh chuyển về tuyến dưới
Như vậy để chuyển tuyến cũng cần lưu ý các thủ tục chuyển tuyến theo quy định vơi snhững trường hợp cụ thể do pháp luật áp dụng và quy định mới ban hành với loại bảo hiểm y tế cho bệnh nhân được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi mà bệnh nhân đang khám và điều trị thực hiện.
Bệnh nhân và người đại diện của bệnh nhân khi được bàn giao giấy chuyển tuyến khi đến cơ sở mới cần bàn giao lại cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển để để được xét hưởng như khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến. Trong trường hợp làm mất giấy bệnh nhân, người đại diện của bệnh nhân cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu để được hỗ trợ giải quyết.
Trên thực tế ta thấy pháp luật quy định về việc chuyển tuyến rất cụ thể nên khi chúng ta thực hiện chuyển tuyến trong quá trình điều cần thực hiện theo nghiêm túc, vì tâm lý mong muốn được hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất, được các thầy thuốc giỏi nhất thăm khám như đã nêu ở phần đầu bài viết nên đã có rất nhiều bệnh nhân và người nhà của họ đề nghị được chuyển lên tuyên trên, dù bệnh tình không nguy hiểm, không quá nặng, trong khi cơ sở y tế tại địa phương hoàn toàn có thể điều trị khỏi.
Trong quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân, đội ngũ cán bộ y tế cần nắm rõ các quy định của Nhà nước, đặc biệt là quy định về khám bệnh, chữa bệnh, về điều kiện chuyển tuyến, quy định thanh toán bảo hiểm y tế… nhằm tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích đầy đủ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, giúp họ hiểu và nghiêm chỉnh thực hiện.
Có một thực tế đó là hiện nay với đội ngũ thầy thuốc đang làm việc tại các cơ sở y tế tuyến dưới như các tuyến cấp xã hay cấp huyện để hạn chế những thủ tục và những bước phải chuyển tuyến điều trị cho bệnh nhân vừa mất thời gan và tiền bạc cho bệnh nhân cần tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới, nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ, giúp người dân yên tâm, tin tưởng mỗi khi đau yếu phải vào viện điều trị và hơn nữa cần tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vì mục tiêu tự chủ về tài chính mà giữ bệnh nhân ở lại điều trị khi không đủ khả năng chuyên môn hoặc chuyên môn còn hạn chế, bởi tính mạng con người là trên hết.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Những bệnh không cần giấy chuyển viện, chuyển tuyến mới nhất” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.